Lượt xem: 155
Chuyển đổi số nhìn từ cơ sở
Thời gian qua công tác chuyển đổi số ở huyện Châu Thành đã phát  huy  hiệu quả, người dân dần quen với “Chuyển đổi số” thông qua nhiều hoạt động như: cài đặt định danh điện tử, thanh toán tiền không dùng tiền mặt, còn doanh nghiệp thực hiện các sàn giao dịch điện tử, nông dân biết ứng dụng các thiết bị thông minh để nắm tình hình canh tác lúa…với việc tiếp cận nhanh chống từ công tác chuyển đổi số ở huyện Châu Thành đang là tín hiệu vui cho bước đầu thực hiện công tác chuyển đổi số  ở địa phương. 

         Mục đích của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển để thực hiện tốt công tác chuyển đổi  số.

         Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về công tác Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó ngày 03/12/2021 Huyện ủy Châu Thành đã có chương trình thực hiện Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về  Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó UBND huyện đã có quyết  định về việc thành lập BCĐ chuyển đổi số  huyện và xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ  đạo chuyển đổi số huyện. Qua kết quả 02 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 27/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Châu Thành đã có nhiều nét phấn khởi.

         Về xây dựng chính quyền số, đến nay toàn huyện có 136 chữ ký số được sử dụng và trên 99,35% các văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử, trên 97% cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ. 100% bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện và các xã, thị trấn được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho giải quyết thủ tục hành chính.

         Về  Xây dựng phát triển kinh tế số, triển khai cung cấp hệ thống mạng giáo dục Việt Nam (VnEdu) trên toàn huyện. Triển khai hệ thống quản lý bệnh viện VNPT-His quản lý công tác khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế. Thông qua hệ thống này các cơ sở khám chữa bệnh từ bệnh viện tới các trạm y tế xã, thị trấn đều có thể sử dụng các ứng dụng CNTT vào việc quản lý điều hành công tác khám chữa bệnh khoa học, hiệu quả, có thể kết xuất thanh toán bảo hiểm y tế nhanh chóng, chính xác; Áp dụng quét mã QR code trên căn cước công dân để người dân tham gia khám chữa bệnh tại 100% cơ sở khám chữa bệnh.

         Triển khai phần mềm hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, với ứng dụng này giúp cho đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp có thể quản lý vùng canh tác, Chỉ số sâu dịch bệnh, Độ mặn, Truy xuất nguồn gốc ….

 

Quét mã QR tại cánh đồng lúa ( Hợp tác xã Phước An), xã Phú Tân. 

         Anh Lâm Phương Tùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước An, xã Phú Tân, huyện Châu Thành cho biết:  Từ khi thực hiện chuyển đổi số, có điện thoại  kết nối zalo giúp nông dân biết được giống gì, bón phân gì và thời gian thu hoạch, hồi trước ghi chép nhật ký đồng ruộng thì ghi sổ, giờ triển khai việc quét mã QR thì cũng đã thực hiện được hết các cánh đồng của bà con, mỗi khu vực có dán bảng để người dân, thương lái khi đi qua  có thể quét mã QR sẽ nắm được thông tin đến hộ cũng như diện tích, giống lúa, thời gian sinh trưởng… rất thuận tiện góp phần nâng cao giá trị trong sản xuất”

         Về xây dựng phát triển xã hội số,  đến nay toàn huyện Châu Thành có 100% địa bàn hành chính được kéo cáp quang internet; hạ tầng băng rộng cáp quang, kết nối Internet đã được phủ đến 100% xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đối với mạng di động 3G/4G cơ bản phủ sóng trên phạm vi toàn huyện. Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh đạt 60% tổng số dân.

         Nét nổi bật trong thực hiện công tác chuyển đổi số là hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng, là cánh tay đắc lực góp phần thành công cho công tác chuyển đổi số. Toàn huyện Châu Thành có 56 ấp và 56/56 ấp đều thành lập tổ công nghệ số cộng đồng, mỗi tổ có từ 5 - 7 thành viên tham gia. Trong đó, Trưởng ban nhân dân ấp hoặc Bí thư chi đoàn ấp làm tổ trưởng, thành viên là trưởng các ngành, đoàn thể của ấp, lực lượng giáo viên, đoàn viên thanh niên.

         Từ khi thành lập đến nay, các tổ Công nghệ số cộng đồng các ấp tổ chức hướng dẫn người dân tại địa phương sử dụng và cài đặt các tiện ích trên điện thoại Smartphone như: thanh toán không dùng tiền mặt, công dân Sóc Trăng, cài đặt app mua bán trên sàn thương mại điện tử. Thông qua các tổ Công nghệ số cộng đồng đã hướng dẫn cài đặt trên 5.574 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng, mobile money… và có trên 244 doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.

         Tại tiệm tạp hóa Hạnh Trúc đã nhiều  năm nay thực hiện ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Thiện Mỹ, theo anh Lê Văn Hạnh, chủ cửa hàng Hạnh Trúc thì cửa hàng của anh có tất cả khoảng 100 mặt hàng các loại, để tiện  cho việc theo dõi trong việc buôn bán hàng hóa, tiệm của anh cũng bắt đầu ứng dụng quét mã vạch để biết giá sản phẩm cũng như tiện quản lý hàng hóa. 

 

Tiệm tạp hóa Hạnh Trúc thực hiện ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt

         Anh Lê Văn Hạnh, Chủ cửa hàng Hạnh Trúc, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành cho biết: “Ứng dụng công nghệ công tin tiệm tui có thể  biết các mặt hàng nào còn, không còn trong kho, ở đây khách hàng đến mua hàng hóa có thể trả tiền bằng cách quét thẻ chứ không cần dùng tiền mặt như trước đây…”

         Nói về hoạt động của tổng công nghệ số cộng đồng trong thời gian qua, anh Danh Tuấn, Trưởng ban Nhân dân ấp Mỹ Phú, tổ  trưởng tổ công nghệ số cộng đồng ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành   phấn khởi nói:

         Nội dung: “Lúc trước chưa có chuyển đổi số bà con đi rút tiền phải đi ra huyện rút,  rất xa, giờ bà con không cần đi xa nữa, hiện nay sử dụng điện thoại Smartphone để chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện…bản thân luôn tuyên truyền cho người dân về chuyển đổi số và hướng dẫn cài đặt định danh điện tử để tạo điều kiện cho người dân quen dần xu hướng chuyển đổi số

         Thành công trong bước đầu  thực hiện công tác chuyển đổi số ở huyện Châu Thành phải kể đến vai trò của đoàn viên thanh niên. Nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số, góp phần phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền  thống tại địa phương. Huyện đoàn Châu Thành đã triển khai công trình thanh niên số hóa các  địa danh, di tích lịch sử, văn hóa du lịch địa phương, thông qua  phần mềm tích hợp thông tin, dữ  liệu  di tích vào mã QR. Anh Lê Minh Trung, Bí thư huyện đoàn Châu  Thành chia sẽ:  “Huyện đoàn đã tổ chức Tập huấn trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ đoàn, thanh niên và các lĩnh vực kinh tế số, nông nghiệp số của thanh niên trong khởi nghiệp lập nghiệp. Tham gia thực hiện Đề án 06 như thành lập các đội hình thanh niên tham gia chuyển đổ số với 72 thành viên; đã trực tiếp hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử mức 1 và mức 2 cho 15.000 người dân, vận động 7.000 người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Đa dạng các phương pháp tuyên truyền, trên mạng xã hội, sinh hoạt chi đoàn, chi hội và đặc biệt là số hóa các địa chỉ đỏ, địa danh lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện”.

 

Đoàn viên Thanh niên huyện Châu Thành hướng dẫn số hóa du lịch địa phương.

         Thực  hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về công tác Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện đề ra mục tiêu chung là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của Nhà nước tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế  số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường, hoạt động  quản lý, điều hành của bộ máy Chính quyền số, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số. Ứng dụng công nghệ  thông tin nâng cao hiệu  quả hoạt động của Chính quyền số, phát triển các doanh  nghiệp số có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh cao, kinh tế  số phát triển, xã hội số văn minh, hiện đại. Hình thành và phát triển  môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân. Theo đó Huyện ủy Châu Thành đề ra nhiều giải pháp tạo cơ sở, nền tảng số cho chuyển đổi số như nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tạo cơ sở  pháp  lý, cơ chế thúc đẩy chuyển đổi số, an toàn, an ninh thông tin trong chuyển đổi số, nguồn lực thông tin trong chuyển đổi số.

         Đối với nhiệm vụ và giải  pháp xây dựng Chính quyền số trọng tâm tập trung là đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số quy trình  nghiệp vụ  của cơ quan Nhà  nước. Đẩy mạnh tiến độ triển khai dữ liệu quốc gia trên địa bàn cơ sở dữ liệu các cơ quan, đơn vị phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực phụ trách để hỗ trợ doanh nghiệp  phát triển, từng bước hình thành các hệ thống cơ sở dữ  liệu dùng chung cơ sở dữ liệu cấp huyện. Triển khai dịch vụ công, tăng cường phát triển dịch cụ công trực tuyến theo mô hình định danh công dân, doanh nghiệp từ  khi đến giao dịch, hoàn thiện hồ sơ điện tử thay cho giấy tờ thông thường, xác thực định danh đăng ký, mô hình đăng ký đa điểm dịch vụ, đề xuất tích hợp các dịch vụ công ích. Hoàn thiện mô hình theo quy định Quốc gia. Triển khai mô hình  phòng họp thông minh, kết hợp với Hội nghị trực  tuyến hướng đến mục tiêu họp không tập trung và không giấy tờ.

         Đối với giải pháp phát triển kinh tế số huyện Châu Thành tập trung thúc đẩy  phát triển số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng  dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khi các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ số. Thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm nâng cao năng suất  lao động, năng lực cạnh trranh  của doanh nghiệp.

         Đối  với giải  pháp phát triển xã hội số, tập trung phát triển hạ tầng dịch vụ viễn thông đến người dân, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện….

         Để thực hiện thành công công tác chuyển đổi số huyện Châu Thành ưu tiên chuyển đổi số các ngành, lĩnh  vực trọng điểm như: chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và du lịch.

         Có thể nói thực hiện công tác chuyển đổi số là hướng đi tất yếu và là công việc  cần phải thực  hiện đều  đó đã được  khẳng định bước đầu ở huyện Châu Thành đã phát huy hiệu quả trong công tác chuyển đổi số đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, Đảng, chính quyền địa phương góp phần thành công cho công tác chuyển đổi số./.

Dương Võ
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 33
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 8 095
  • Trong tháng: 27 961
  • Tất cả: 2208302
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.