Tổ chức tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng trên không gian mạng
Việc
tổ chức tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng trên không gian mạng nhằm triển
khai Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về “Tăng
cường nghiên cứu phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, hiện đại trong các mặt công tác Công an, nhất là công nghệ số, tự động
hóa, trí tuệ nhân tạo; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho
Công an cơ sở (huyện, xã, phường, thị trấn), các đơn vị trực tiếp đấu tranh
phòng chống tội phạm, hiện đại hóa một số lực lượng nghiệp vụ “mũi nhọn” đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Bên
cạnh đó, tổ chức tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng trên không gian mạng còn
nhằm khai thác lợi thế của truyền thông đa phương tiện trên nền tảng số, hướng
tới tiếp cận trực tiếp tới người dân, góp phần chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp đến cộng đồng xã hội đối với công
tác tái hòa nhập cộng đồng và xác định rõ nội dung, hình thức, lộ trình thực hiện,
trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa
phương trong tổ chức thực hiện tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng trên
không gian mạng.
Ảnh minh họa.
Theo
kế hoạch của Bộ Công an, yêu cầu nội dung tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng
phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời, thiết thực, hiệu quả có ý nghĩa định
hướng tuyên truyền, tạo sức lan tỏa cao; bảo đảm đúng quy định của pháp luật,
nhất là các quy định về quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên
không gian mạng. Tổ chức tuyên truyền phải bám sát nội dung, yêu cầu, tiến hành
khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm. Tổ chức thực
hiện theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; bảo đảm các quy định hiện
hành về bảo vệ bí mật nhà nước, các trình tự, thủ tục của các cơ quan quản lý
nhà nước về thông tin, truyền thông…
Các
nội dung tập trung tuyên truyền: (1) Tuyên truyền chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng,
trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước, các ban ngành, đoàn thể ở
Trung ương, địa phương và cộng đồng xã hội trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.
(2) Tư vấn, hướng dẫn những vấn đề cần thiết để tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù (về pháp lý, tư pháp, hành chính, kỹ năng xã hội...);
cảm hóa, giáo dục trong thời gian cải tạo, các mô hình kèm cặp, hỗ trợ, giúp đỡ
của lực lượng Công an đối với người chấp hành xong án phạt tù; hoạt động giúp đỡ
của đoàn thể chính trị - xã hội. (3) Cảnh báo các phương thức, thủ đoạn
của các đối tượng xấu lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người chấp hành xong án
phạt tù để lôi kéo họ quay lại con đường phạm tội. (4) Định hướng dư luận
xã hội, kịp thời đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc của
các thế lực thù địch, phản động, tạo sự đồng thuận trong thực hiện công tác tái
hòa nhập cộng đồng.
Hình
thức tuyên truyền: Xây dựng, tổ chức tuyên truyền về tái hòa nhập
cộng đồng trên 03 công cụ: Website, Fanpage, kênh Youtube với tên gọi “Con đường
hướng thiện” (với nhiều nội dung, như: giới thiệu các hoạt động có liên quan
đến tái hòa nhập cộng đồng; tìm hiểu, hỏi – đáp, tư vấn chính sách, pháp luật về
tái hòa nhập cộng đồng; đăng tải các clip, video về tự bạch, khó khăn, vướng mắc,
vượt qua rào cản trong tái hòa nhập cộng đồng, các mô hình, điển hình tiêu biểu
trong tái hòa nhập cộng đồng; trao đổi, tọa đàm, chia sẻ các nội dung về tái
hòa nhập cộng đồng trên các công cụ…); Sử dụng các kênh cung cấp thông tin,
tuyên truyền hiện có của lực lượng Công an nhân dân (như: Cổng Thông tin điện
tử Bộ Công an, Báo Công an nhân dân, Truyền hình Công an nhân dân...) để
triển khai tuyên truyền tái hòa nhập cộng đồng trên không gian mạng có hiệu quả
hơn; Phối hợp với các bộ, sở, ngành có liên quan để thông báo, quán triệt,
phổ biến về các hình thức, nội dung tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng trên
không gian mạng của lực lượng Công an nhân dân để đông đảo tầng lớp trong xã hội,
quần chúng nhân dân đều biết, lan tỏa và ủng hộ trong quá trình thực hiện.
Tái
hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá mang giá
trị nhân văn sâu sắc, thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước, truyền thống đạo
lý của dân tộc, là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vào hoạt
động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng ngừa tình trạng tái phạm
tội đối với người chấp hành xong án phạt tù nói riêng.