Lượt xem: 529
Đáng tiếc từ vụ 02 học sinh trường THPT An Thạnh 3 đánh nhau vừa qua
      “Bạo lực học đường” đã và đang là một vấn nạn xã hội trong môi trường học đường, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn nạn này đang đặt ra nhiều sự quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng mà nó để lại: gây tác động xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và nặng hơn là tính mạng của trẻ đang trong độ tuổi hoàn thiện bản thân.
      Đáng chú ý là những hành vi bạo lực học đường thời gian gần đây chủ yếu bắt nguồn từ những bất hòa nhỏ nhặt nhưng có khi dẫn đến vụ việc nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và nhiều nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn đối với cả học sinh nữ, đặc biệt đối với cấp học THCS và THPT. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…).
 
      Vừa qua, một vụ việc đáng tiếc xảy ra trên địa bàn xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung khi học sinh trường THPT An Thạnh 3 xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Nguyên nhân xuất phát từ sự cư xử không khéo léo dẫn đến hiểu nhầm không đáng có, cộng thêm cách nhìn nhận tiêu cực, thái độ sống hằn học, ganh ghét lẫn nhau của các bạn trẻ. Rõ ràng ở một góc độ nào đó, văn hóa ứng xử của học sinh đang có những chiều hướng đáng báo động, đặc biệt là khi các em ở độ tuổi còn quá nhỏ. Để làm sáng tỏ vụ việc, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, đồng thời xác minh, giải quyết vụ việc nêu trên và có câu trả lời thỏa đáng cho dư luận.
 
      Vấn đề đặt ra: Trách nhiệm thuộc về ai và chúng ta cần phải làm gì, làm như thế nào biện pháp nào để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này? Câu trả lời là: Trách nhiệm không của riêng ai. Chúng ta điều nhận thấy “Bạo lực học đường” là vấn đề không chỉ nhà trường, gia đình, mà còn có cộng đồng xã hội và của bản thân con em của chúng ta.
 
      Trước hết, để hạn chế được vấn nạn bạo lực học đường, nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục thân thiện, vui vẻ, tích cực để học sinh tin tưởng, chia sẻ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, cần trang bị kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng ứng phó với các tình huống tương tự xảy ra trong trường học. Các đoàn thể trong trường học cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa trang bị cho học sinh những bài học về kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với những tình huống thông dụng trong đời sống hằng ngày. Qua đó, giúp cho học sinh hình thành những đức tính tốt, có thái độ hòa nhã, thân thiệt khi ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người xung quanh, khơi gợi tinh thần nhân ái, biết sẻ chia, bao dung, biết sống vì cộng đồng.
 
      Đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm - người mà học sinh xem như người anh, người chị, người cha, người mẹ thứ hai khi các em đến trường, cần gần gũi với các em học sinh, quan tâm đến hoàn cảnh, tính cách của từng em cũng như các mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp để kịp thời phát hiện, hỗ trợ các em giải quyết các mâu thuẫn khi mới phát sinh, tránh mâu thuẫn xảy ra các vụ bạo lực học đường không đáng có như sự vụ tại đại phương vừa qua.
 
      "Giáo dục phải đi vào lòng người" và cần có những định hướng cho học sinh về văn hóa ứng xử, nề nếp từ nhỏ đến lớn. Trong đó đặc biệt chú trọng đến giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh. Sự việc vừa qua là một trong số những sự việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường, qua đó nhắc nhở học sinh cần có những ứng xử phù hợp hơn ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ trong cuộc sống mà còn cả trên không gian mạng xã hội. Hãy lấy sự cảm thông, tình yêu thương làm nền tảng của hành động; lấy lợi ích của nhà trường, cộng đồng làm mục đích cố gắng. Có như thế, bạo lực học đường mới được ngăn chặn, đẩy lùi.
 
      Do cuộc sống ngày càng bị cuốn vào guồng quay của kinh tế, đời sống nên không ít gia đình còn lơ là với việc học hành của con. Việc ít quan tâm, ít gần gũi với con em, không nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng, những biểu hiện bất thường của con mình, từ đó sẽ tạo ra khoảng cách và cha mẹ rất khó có thể chia sẻ, hỗ trợ kịp thời khi con gặp vấn đề trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng cần thường xuyên có sự trao đổi với nhau. Chính điều này sẽ giúp trong việc cùng xử lý các vấn đề phát sinh một cách khéo léo, không để sự việc đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát dẫn đến vi phạm pháp luật.
 
      Giáo dục cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội mà chính bản thân các em phải biết “cảm ơn, xin lỗi”, chia sẻ, thông cảm và nhường nhịn, “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”, thắt chặt tình cảm bạn bè, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
Bạch Cúc
THÔNG BÁO









VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH








  • Đang online: 40
  • Hôm nay: 693
  • Trong tuần: 5 503
  • Trong tháng: 54 789
  • Tất cả: 1758188
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG - TỈNH SÓC TRĂNG

    Địa Chỉ: Ấp Phước Hòa B, Thị trấn Cù Lao Dung, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng
    Số điện thoại: 02993.860.314 Văn phòng HĐND & UBND  - Email: vphdndubnd.huyencld@soctrang.gov.vn
    Ghi Rõ Nguồn " UBND Huyện Cù Lao Dung " Khi Phát Hành Lại Thông Tin Từ Website Này.