Sóc Trăng: Ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021
     Ngày 12/11/2020, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

     Mục tiêu chung nhằm chủ động khống chế hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch động vật, nguồn lây các ổ dịch động vật”.

     Đồng thời, sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, vắc xin, hóa chất để chủ động ứng phó các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh lây chung giữa người và động vật, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi; Góp phần tích cực trong phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

     Mục tiêu cụ thể nhằm khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để; tỷ lệ tiêm phòng (so với diện tiêm): Lở mồm long móng (LMLM) trâu, bò, dê: 100%; Vắc xin Dại chó: 100%; Vắc xin cúm gia cầm: 100%.

     Mặt khác, 100% gia súc, gia cầm vận chuyển xuất tỉnh được kiểm dịch tận gốc; 100% gia súc, gia cầm nhập về chăn nuôi của các chương trình, dự án được kiêm tra, cách ly, tiêm phòng; kiêm dịch 100% giông thủy sản xuât tỉnh; 95% gia súc, sản phẩm gia súc; 60% gia cầm, sản phẩm gia cầm được kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY); 90% cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP); 100% các vùng nguy cơ cao được vệ sinh, khử trùng tiêu độc (VSKTTĐ) định kỳ; tổ chức 2-3 đợt/năm tháng hành động VSKTTĐ; thực hiện xã hội hóa công tác VSKTTĐ.

     Kiểm tra định kỳ, lấy mẫu xét nghiệm 100% cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, thủy sản giống hàng năm; Hướng dẫn và công nhận ít nhất 01 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật.

     UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi có hiệu quả; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thông tấn báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, các tổ chức đoàn thể, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chia sẻ thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản theo quy định.

     Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối họp các địa phương, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện Ke hoạch này có hiệu quả; tổ chức giám sát, khoanh vùng, xử lý dịch bệnh không để lây lan; quản lý, củng cố, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở và phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin đạt hiệu quả; thực hiện quy trình kiểm dịch động vật; quy hoạch giết mổ tập trung và nâng cấp điều kiện VSTY, ATTP tại các cơ sở giết mổ để cung cấp thực phẩm an toàn cho cộng đồng,...; hàng năm bám sát lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản để chủ động hướng dẫn phòng, chống dịch; căn cứ vào kinh phí được UBND tỉnh phân bổ hàng năm và tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn để xây dựng dự toán phù họp với thực tiễn; tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

     Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn quản lý. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cấp huyện; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.

     Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực cho công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi năm 2021 tại địa phương. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, vật tư, hóa chất vắc xin để chủ động đối phó khi có dịch bệnh động vật xảy ra.

     Triển khai tổ chức giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời xử lý không để lây lan ra diện rộng; điều tra, thống kê các số liệu về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng, chống dịch, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

     Sở Y tế giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng, chống dịch bệnh lây chung theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

     UBND tỉnh giao Sở Công Thương thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm để có giải pháp tránh gây bất ổn về thị trường; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn các chủ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm của gia cầm rõ nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

     Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia câm, thủỵ sản nuôi. Phối họp các địa phương chuẩn bị vị trí xử lý chôn hủy gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nếu có dịch bệnh xảy ra.

     Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng: thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình dịch gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bênh. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu gia súc, gia cầm, sản phâm gia súc, gia câm làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, mât vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; tránh gây hoang mang trong xã.

Đ.N



Thông báo
Báo cáo - thống kê
Videos

 

lượt truy cập
  • Tất cả: 80284008

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sóc Trăng - Điện thoại: 0299.3822339 - Fax: 0299.3820473 - Email: phonghanhchinh-soctrang@chinhphu.vn
Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng
Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/9/2021.
Điện thoại Ban biên tập: 02993.626252 - Email: banbientap@soctrang.gov.vn
Địa chỉ: 56 Lê Duẩn - Phường 3 - Tp Sóc Trăng.
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.