Lượt xem: 109
Hội viên Cựu Chiến binh huyện Kế Sách phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ

          Toàn huyện Kế Sách có 2.212 hội viên cựu chiến binh là những người chiến sĩ cách mạng năm xưa đang sinh hoạt tại 86 chi hội ấp thuộc 13 cơ sở hội xã, thị trấn. Những năm qua đời sống kinh tế của nhiều hội viên CCB gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với bản chất và truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” và qua phát động các phong trào thi đua CCB gương mẫu, phong trào “Sản xuất quanh nhà” do Hội CCB tỉnh phát động, nhiều CCB đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, tiếp tục đóng góp công sức để xây dựng quê hương giàu mạnh.

         Đ/c Nguyễn Hoàng Chuẩn - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Kế Sách cho biết: Trong phát động phong trào thi đua có rất nhiều mô hình trong toàn thể hội viên CCB thực hiện sôi nổi, rộng khắp, trong đó các mô hình điển hình của anh Dương Hoài Sống chi hội ấp  số 1 xã Đại Hải với mô hình trồng Ngò gai kết hợp chăn nuôi, thứ 2 anh Huỳnh Văn Tuấn chi hội ấp An Phú thị trấn Kế Sách với mô hình đa canh, thế mạnh là chăn nuôi heo, hàng năm cho thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo…

         Điển hình là mô hình trồng “Ngò gai” của hội viên CCB Dương Hoài Sống 72 tuổi ở ấp số 1 xã Đại Hải. Tham gia cách mạng năm 1974 đơn vị Công an vũ trang xã Đại Hải; Năm 1997 là hội viên CCB ấp số 1.

         Nhà có 5 công đất mà có đến 8 người con. Sau nhiều năm sản xuất từ làm ruộng rồi lên vườn trồng các loại cây ăn trái do nhiều nguyên nhân đều không có hiệu quả, thu nhập thấp cuộc sống gia đình khó khăn, mấy năm gần đây sức khỏe tuy yếu nhưng với mong muốn vươn lên thoát nghèo và với tinh thần “Bộ đội cụ Hồ”, sau khi tham quan học tập mô hình hiệu quả một số nơi, năm 2020 CCB Dương Hoài Sống quyết định thực hiện mô hình sản xuất quanh nhà trong đó trồng “Ngò gai” trên diện tích đất ruộng 2.000m2, Sau 4 tháng chăm sóc cho thu hoạch, theo đó mỗi ngày cắt từ 30kg - 50kg theo đơn đặt hàng của thương lái, kết thúc một vụ tiếp tục chăm sóc, sau 2 tháng thu hoạch lứa ngò mới, giá bán dao động từ 6.000đ/kg đến 15.000đ/kg, tổng thu nhập sau khi trừ chi phí CCB Dương Hoài Sống còn tích lũy hơn 100 triệu đồng/2.000m2/năm chưa kể thu nhập từ cây ổi, chăn nuôi nhỏ lẻ.

  Ảnh: Thu hoạch Ngò;

         Hội viên CCB Dương Hoài Sống - ấp số1 xã Đại Hải cho biết “Từ khi trồng Ngò này kinh tế  gia đình ổn định hơn trước, từ đây tôi mở rộng thêm càng nhiều có bước phát triển thêm để đời sống ổn định hơn.

         Lý do chọn cây Ngò gai để trồng bởi loại màu này dễ trồng, dễ chăm sóc, ít chi phí đầu tư, trồng một lần thu hoạch lâu dài, phù hợp điều kiện và sức khỏe bản thân, giá bán và đầu ra khá ổn định, mô hình này tuy không mới nhưng với nguồn thu nhập tuy không nhiều này có thể khẳng định CCB Dương Hoài Sống chọn mô hình trồng “Ngò gai” để phát triển kinh tế là một quyết định đúng.

         Với nguồn thu nhâp này mấy năm nay cuộc sống gia đình CCB Dương Hoài Sống cải thiện, có điều kiện lo cho con cái, sửa nhà, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, dụng cụ phục vụ sản xuất và phương tiện đi lại, đáng trân trọng là mặc dù bận rộn nhiều nhưng CCB Dương Hoài Sống luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua của hội và địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

         Đ/c Huỳnh Thanh Tâm - Chủ tịch hội CCB xã Đại Hải nhận xét: “Qua đánh giá có 5 mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, nổi bật có mô hình của anh Dương Hoài Sống mô hình trồng Ngò gai, từ mô hình này chúng tôi tới đây tiếp tục nhân rộng.

         Ở ấp An Phú thị trấn Kế Sách cũng có mô hình chăn nuôi tổng hợp của hội viên CCB Huỳnh Văn Tuấn, năm nay 66 tuổi, tham gia cách mạng năm 1973 đơn vị Địa phương quân huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, năm 1974 Tiểu đoàn Phú Lợi 2 Sóc Trăng và xuất ngũ năm 1976, năm 2010 tiếp tục tham gia công tác địa phương, cũng từ đó là hội viên CCB ấp An Phú thị trấn kế Sách; nhà ít đất, mà trồng lúa cho thu nhập thấp, đời sống vì vậy mà khó khăn.

         Không bằng lòng với cuộc sống khó khăn, năm 2008 CCB Huỳnh Văn Tuấn quyết định chuyển 5 công đất làm ruộng kém hiệu quả sang làm vườn và trồng các loại cây ăn trái như: Cam, Bưởi, Vú sửa, Tắc, Nhãn… bên cạnh nhờ được ngân hàng chính sách xã hội huyện hỗ trợ vốn CCB Huỳnh Văn Tuấn đầu tư làm chuồng chăn nuôi heo, gà, vịt, ngỗng, dưới mương nuôi cá để cải thiện bữa ăn và tăng thu nhập, đàn heo nái 5 con, mỗi lứa đẻ bình quân 40 heo con, mỗi năm heo đẻ từ 2-3 lứa, tất cả heo con CCB Tuấn đều để nuôi cung cấp heo thịt cho thị trường; mỗi năm bình quân xuất chuồng 2 - 3 lần trọng lượng bình quân 8 -12 tấn thịt, giá bán bình quân 52.000đ/kg, tổng thu hơn 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi năm CCB Tuấn còn lãi từ bán heo 200 triệu đồng chưa kể thu nhập từ bán trái cây, gia cầm và cây kiểng quanh nhà.

Ảnh: Mô hình chăn nuôi heo

         Hội viên CCB Huỳnh Văn Tuấn - ấp An Phú thị trấn Kế Sách cho biết: Điều kiện tôi mấy năm trước vất vả eo hẹp, mấy năm nay chăn nuôi, trồng trọt cây ăn trái, chính của tôi là nuôi heo, tích lũy nhiều năm cất được nhà khang trang…

         Với nguồn thu nhập khá cao này cùng tiết kiệm trong chi tiêu mà cuộc sống gia đình CCB Huỳnh Văn Tuấn vươn lên khá giàu, nhờ mô hình này mà cách đây mấy năm CCB Tuấn  đã xây dựng được căn nhà tường kiên cố, khang trang trị giá hơn 300 triệu đồng, bận rộn nhiều nhưng CCB Huỳnh Văn Tuấn cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đi đầu trong các phong trào thi đua do địa phương phát đọng, được đồng nghiệp quý, bà con xóm giềng yêu thương.

         Với sự năng động, nhạy bén trong thực hiện mô hình, 2 CCB nêu trên đã trở thành những tấm gương tiêu biểu không chỉ trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà còn tích cực tham gia các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh… Có thể nói trong thời bình, phẩm chất người lính Cụ Hồ lại được phát huy mạnh mẽ và trở thành dũng khí họ tiếp tục chiến đấu chống lại nghèo nàn, lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương Kế Sách ngày càng giàu đẹp.

         Đ/c Nguyễn Hoàng Chuẩn - Phó Chủ tich Hội CCB huyện Kế Sách cho biết thêm: Năm 2024 Hội CCB huyện sẽ phát động phong trào thi đua rộng khắp nhất là phát huy tinh thần đạt được của năm 2023 triển khai đến từng hội viên nhất là trong Ban thường vụ, BCH để chỉ đạo sâu sát, lấy những mô hình điển hình để hội viên đến học hỏi, đồng thời kết hợp chuyển giao KHKT cho hội viên, phối hợp ngân hàng chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho hội viên không có vốn để sản xuất…

         Tin rằng với sự điều hành sáng tạo, linh hoạt của tổ chức Hội, sự nổ lực quyết tâm của từng cán bộ hôi viên, thời gian tới Hội CCB huyện Kế Sách sẽ xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả như CCB Dương Hoài Sống và CCB Huỳnh Văn Tuấn, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Hội CCB huyện đề ra trong năm 2024 và nhiệm kỳ 2022-2027, trọng tâm là công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

 

Văn Hiệp (Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh)



















Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 99
  • Trong tuần: 1 900
  • Tất cả: 579416
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Huyện Kế Sách - Tỉnh Sóc Trăng                                    Địa Chỉ: Số 15  đường 3/2, ấp An Thành, TT. Kế Sách, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng
                                Điện Thoại: 0299 3876299 - 3876231- 3877737 - Email: kesach@soctrang.gov.vn
     Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Kế Sách khi trích dẫn lại từ địa chỉ này