Lượt xem: 87
Khảo sát lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều loại hình lễ hội; lễ hội cổ truyền gắn với các sự kiện lịch sử, cách mạng; gắn với quảng bá du lịch, trong đó Lễ hội Phước Biển, thị xã Vĩnh Châu và Lễ hội Thắk Kôông, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng có ý nghĩa văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Khmer.
         Thực hiện Kế hoạch số 1793/KH-SVHTTDL ngày 19/9/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) triển khai lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể giai đoạn 2023 - 2024. Bảo tàng tỉnh đã tham mưu Sở VHTTDL Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành triển khai Khảo sát, sưu tầm tư liệu, hình ảnh, phỏng vấn nghệ nhân, cộng đồng chủ thể văn hoá thực hành di sản văn hoá phi vật thể lập hồ sơ khoa học 2 di sản văn hóa phi vật thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt để đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia năm 2024, gồm: Lễ hội Phước Biển, thị xã Vĩnh Châu và Lễ hội Thắk Kôông, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Thực hiện phỏng vấn, ghi hình tại Lễ hội Thắk Kôông, huyện Châu Thành

         Lễ hội thể hiện được tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết tạo thành một sức mạnh vô song, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Đó còn là một phần làm nên sự kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, trong những điều kiện không thuận lợi. Chính lễ hội này đã làm nên bản sắc, đặc trưng cho cộng đồng dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói riêng và cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, nhằm tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội đến cộng đồng xã hội, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước.
         Thông qua việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023- 2024, để có cơ sở thực tiễn và giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội còn có ý nghĩa đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Sóc Trăng. Qua đó thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động du lịch.
tin và ảnh: Bảo tàng tỉnh

 

 

video
  • 10 SỰ KIỆN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TIÊU BIỂU NĂM 2023 (15/01/2024)
  • Biểu diễn giao lưu nhạc Qawwali Ấn Độ tại Sóc Trăng (14/08/2023)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 87
  • Hôm nay: 114
  • Trong tuần: 9 472
  • Tất cả: 893934
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ liên hệ: 50 Lê Duẩn, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 
Điện thoại: (02993) 821704 Fax: (02993) 825702 Email: sovhttdl@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet
Số: 03/GP-TTĐT ngày 13/01/2010 do Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.