Truyện ngắn:
Tư cá linh
Minh Họa: NGÔ THANH SỬ
Ông Tư Cá Linh, khuôn mặt cháy xém, nước da ngăm, tóc muối tiêu, mặc quần sọt, áo thun, chắp tay sau đít đi lòng vòng liếp vườn xem đàn gà tranh nhau ăn lúa. Bỗng trong túi quần ông vang lên tiếng chuông điện thoại. Ông Tư bấm nút đưa lên tai
- A lô Tư Cá Linh nghe đây! Ừ, ừ! Bao nhiều người? Mấy giờ thì đoàn tới Ừ! Vậy chắc ăn mười sáu giờ ruỡi nghen. Để chú chuẩn bị. Rồi có đặt ăn uống món gì không? Vậy hả? Rồi, ừ, ừ.
Nghe điện thoại xong, ông Tư Cá Linh quay vô nhà:
- Mấy đứa coi sắp xếp phòng nghỉ, Chiều mai có đoàn khách tới
Bà Tư từ nhà sau bước ra:
-Chiếu mai khách đến nhiều hông ông?
- Cũng hơi bộn, sáu chục người đó.
- Khách ở đâu đến vậy ông
– Khách của công ty du lịch lữ hành A, mà nghe đâu cũng có vài Việt Kiểu về nước, người ta muốn xuống xứ mình để trải nghiệm
- Vậy người ta có dặn ăn món gì hông ông?
- Có, Bà điện cho mấy đứa cháu ở xóm, ngày mai qua phụ mần cá, lặt rau, Chiếu mai người ta muốn ăn cá lóc đồng kho tiêu, cá linh nấu chua cơm mẻ, ừ, cơm nấu hạt sen nghen! Còn mấy bữa khác để người ta tự tát mương bắt được con nào thì mần con đó.
Nói chuyện với vợ xong, ông Tư móc điện thoại ra, bấm bấm đưa lên tai:
- Chú Hai Đờn hả? chiều mai có đoàn khách ở thành phố về đây vài ngày chắc có thể người ta muốn nghe đờn ca tài tử đó. Chú cho mấy đứa nhỏ hay, tập dượt thêm bài hát trích đoạn cải lương cho ngon lành để sẵn sàng phục vụ khách nghen chú!
Nhét cái điện thoại trở lại túi quần ông Tư Cá Linh đi xem mấy cái vèo cá, vèo lưon dưới mương, lật đật kiểm tra lại mấy chiếc xe đạp - phương tiện phục vụ cho khách đi thưởng ngoạn phong cảnh, tìm hiểu tập quán của bản địa. Sắp xếp công việc cho mọi người đâu vào đấy, việc còn lại của ông Tư là chờ khách đến hòa chung với khách, trò chuyện thân mật như anh em dòng họ của mình. Những câu chuyện về đất và người ở vùng Đồng Tháp Mười, từ truyền thống kháng chiến đến chuyện khai hoang mở đất. Những câu chuyện ông Tư kể hiện thực cũng có, huyền thoại cũng có. Những câu chuyện mà ông từng chứng kiến cũng có, hoặc từng nghe người xưa kể lại cũng có. Đôi lúc, ông pha vài mẫu chuyện tiếu lâm cho khách cười chơi. Đặc biệt, ông cũng không quên kể về câu chuyện của chính gia đình mình.
***
Bé Tư cưới vợ chưa tròn một năm thì chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra ác liệt. Bé Tư tạm chia tay người thân, chia tay người vợ đang mang thai đứa con trai đầu lòng để theo tiếng gọi non sông lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Sau bốn năm làm tình nguyện quân sang nước bạn Campuchia, Bé Tư đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về sum họp với gia đình. Vợ chồng Bé Tư được cha mẹ cất nhà cho đất. Ra riêng, vợ chồng Bé Tư quyết phấn đấu làm ăn cho bằng anh em bạn bè lối xóm. Vợ Bé Tư lo việc nội trợ, chăm con và chăn nuôi. Bé Tư thì lo việc đồng áng, đến mùa nước nổi thì thả lưới, giăng câu để kiểm thêm thu nhập. Nhờ chăm chỉ, tiết kiệm, chỉ ít năm, vợ chống Bé Tư đã có tiền dư để lận lung và mua thêm được vài công đất. Công việc gia đình Bé Tư cứ đều đều như thế. Hễ dành dụm được tiền là mua đất. Nhiều năm trôi qua, vợ chồng Bé Tư đã mua dần dần được ba chục công đất lân cận. Rồi đứa con gái thứ hai đã chào đời. Vợ chống Bé Tư rất vui mừng vì gia đình giờ đây đã có đủ tẻ và đủ nếp. Nhìn vợ chồng Bé Tư biết tính toán, ăn nên làm ra, mọi người ai nấy đều cảm phục.
Đêm! Cả nhà Bé Tư đang say ngủ, một ngọn lửa âm ỉ từ nhà bếp đã bùng lên thành cơn bão lửa. Bé Tư phát giác được thì ngọn lửa đi táp đến nhà trên. Trở tay không kịp. Bé Tư chỉ còn biết la làng và nhanh chân cứu vợ con ra ngoài. Khi Bé Tư đưa được hết vợ con ra khỏi đám cháy thì toàn thân anh đã bị cháy sém, rồi anh ngất xỉu. Bé Tư được chuyển thẳng lên bệnh viện tuyến Trung ương mới mong bảo toàn được tính mạng. Do bỏng nặng, phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều tiền nên vợ Bé Tư đành phải cầm cố ruộng đất để có tiền lo cho chồng.
Sau khi Bé Tư khỏi bệnh thì ruộng đất đã cầm cố gần hết. Nhìn ruộng đất cực khổ tạo ra, nay người khác đứng trên đó canh tác, Bé Tư nằm đêm khóc ròng Anh than thở với vợ .
- Làm cách nào để chuộc lại mấy chục công đất đây!
- Tai nạn sao lường trước được, mình ráng làm dành dụm để chuộc lại dần dần chớ sao giờ ông
- Ngày xưa tui còn sức, còn bây giờ thì..! Chắc mình phải tìm cách khác để kiếm tiền thôi bà à, chứ bám vào mấy công đất còn lại, tui e không thể nào chuộc lại được đất đâu!
“Tháng bảy nước nhảy lên bờ”. Bé Tư nhìn con nước nổi mênh mông thấy lấp lánh con cá linh, Bé Tư bàn với vợ, gởi con cho ông bà, cô, cậu để tụi nhỏ đi học. Vợ chống Bé Tư ra chợ tìm một chỗ để mua bán cá tép, đặc biệt là con cá linh. Nhưng rồi buôn bán chẳng thấy lời, có hôm còn thâm thêm cả vốn. Đêm về, Bé Tư gác tay lên trán thao thức, rồi nói với vợ:
Mình tìm cách khác thôi Con cá linh ở đây người ta có lạ gì nó đâu! Sao mình hông chở nó xuống những vùng hạ nguồn để bán.
- Được hông ông? Hay là mình trở về làm mấy công đất nhà đi ông
- Có gan mới làm giàu được bà ạ!
Nghĩ là làm, vợ chồng Bé Tư về vay tiền của bà con, mua chiếc ghe bầu chở cá linh xuống miệt hạ nguồn bán. Mấy ngày đầu đi bán dọc theo tuyến sông, rao khan cả cổ mà có được mấy người mua! Chiếu xuống, neo ghe, nhìn con cá linh chết sình, nhớ lại nợ vay, Bé Tư nhảy xuống sông cái “ùm”. Vợ hốt hoảng:
- Ông làm cái gì vậy?
- Tui lội ra giữa sông để tui chết! - Trời ơi trời! Ông đi chết rồi con làm sao! Hai đứa nó đang chờ ông ở nhà kìa!
Bé Tư nhớ lại hai đứa con nên bởi trở lại ghe:
- Trời ơi! Muốn chết cũng hông chết được nữa hả trời!
- “Phóng lao thì phải theo lao”. Mình ráng đi vài chuyến nữa thử coi sao! Cá linh ngon vậy, tui hông tin người ta hông thích - vợ Bé Tư thủ thỉ.
Lần này vợ chồng Bé Tư quyết tâm cho ghe chạy sâu vào những con kênh, con rạch, nơi có đông nhà cặp hai bên. Không ngờ lần này cá linh không đủ bán, bà con còn dặn thêm. Thấy chạy ghe không về cũng phí xăng, vợ chồng Bé Tư mua một số hàng nông sản của bà con chở về chợ bán lại. Cứ thế, chuyến xuống chở cá linh, chuyến về hàng nông sản. Hết mùa cá linh, vợ chồng Bé Tư chở một số mặt hàng tạp hóa cho bà con, chuyến về cũng là hàng nông sản. Dành dụm dần dần, Bé Tư đã chuộc lại hơn phân nửa số đất đã cầm cố. Rồi cưới vợ cho con trai, giao ruộng đất ở nhà cho vợ chồng nói canh tác.
Vợ chồng Bé Tư, mười mấy năm làm khách thương hồ lênh đênh trên mặt nước. Mười mấy năm gắn bó với con cá linh và cũng ngần ấy thời gian, ba tiếng “Tư Cá Linh” người ta gọi chết danh lúc nào không hay.
Con nước Mê-Kông mỗi năm đổ về ít dần, theo đó con cá linh cũng dần cạn kiệt. Vả lại thấy sức khỏe không còn phù hợp sống đời thương hồ nữa, vợ chồng ông Tư Cá Linh quyết định bán ghe trở lên bờ cùng con làm lúa. Trở về làm ruộng lại gặp cảnh giá lúa bấp bênh. Cuối mùa vụ, tính toán lại thì từ huế đến lỗ vốn. “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo", Tư Cá Linh quyết định bỏ lúa, trồng sen, thả cá.
Ruộng sen của ông Từ Cá Linh tốt mượt ai nhìn cũng mê. Mấy anh làm văn hóa du lịch ở tỉnh nghe đón xuống xem, rồi đề nghị:
- Làm du lịch đi chú Tư
- Làm du lịch gì mấy chú?
- Chỗ chú làm hôm tây (homstay) là ngon lành
Đêm nằm gác tay lên trán đắn đo, rồi miệng lầm bầm "Hôm tây, hôm tây”. Bà Tư nằm kế bên:
- Mấy bữa rày tui thấy ông hơi lạ đó nghen! Năm không chịu ngủ mà miệng cứ “hôm tây, hôm tây”! Ông có bị sao hông? Hôm tây là cái gì mà ông lẩm bẩm hoài vậy?
- Hôm tây là mô hình du lịch miệt vườn đó mà!
- Để tui tìm hiểu kỹ rồi cho bà biết sau mà!
Ông Tư Cá Linh theo cán bộ tỉnh tham quan mô hình Homestay ở một số tỉnh bạn. Rồi ông được mời dự hội thảo, tập huấn về phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Sau khi nghiên cứu cặn kẽ và hiểu được tính chất của công việc, ông nhận lời và cầm một cọc tiền về đặt lên bàn, rồi nói một câu chắc chắn với cả nhà:
- Từ nay nhà mình làm du lịch.
Cả nhà ai cũng ngạc nhiên. Bà Tư giãy:
- Trời ơi! Tự nhiên ông phát lên làm du lịch. Ông kêu tui đi bứt ngó sen, làm cỏ lúa hay đi bán cá linh như trước đây thì được, còn du lịch biết gì mà làm. Ông có làm thì làm mình ên đi?
Ông Tư Cá Linh cảm thấy ngổn ngang trong lòng vì bà Tư cương quyết không chịu làm. Nhiều đêm ông nằm gần vợ:
- Tui đã đi tham quan tìm hiểu một số nơi rồi, người ta làm cũng được lắm! Mà bà lo gì, đã có cán bộ, có chính quyền hỗ trợ.
Nhiều đêm nhỏ giọt “mưa đầm thấm lâu”, cộng với mấy anh cán bộ trên tỉnh xuống động viên giải thích làm du lịch không chỉ có thu nhập mà còn quảng bá hình ảnh của của quê hương. Cuối cùng bà Tư cũng đồng ý.
Ông Tư Cá Linh chạy ra nhà sách mua vài cuốn dạy nấu ăn và cho vợ con gái và con dâu xem học cách nấu ăn. Ông sai con trai mua lưới về bao mấy liếp vườn để thả gà. Ông đi trại giống mua thêm cá lóc, cá trê, rồi thả xuống mương vườn, ruộng sen. Ông sửa lại gian bếp cho rộng ra, đóng thêm bàn ghế cho khách ngồi. Ông cùng con trai đi mua vật tư và đổ cọc, mưa lá, mua cây xẻ ván để làm phòng nghỉ. Chỉ một thời gian, giữa ruộng sen của ông Tư Cá Linh mọc lên máy cái nhà sàn. Mấy liếp vườn, gà cũng chạy có đàn. Dưới mương vườn, ruộng sen cá cũng đua nhau giỡn nước. Bà Tư và con gái, con dâu cũng biết làm những món ăn trong sách mà ông Tư mua về, Ông Tư Cá Linh cảm thấy công việc chuẩn bị đã ổn. Nhưng còn cái bảng hiệu, ông Tư phân vân chưa biết ghi thế nào cho hợp lý. Bỗng nhiên ông chợt nhớ lại hai câu thơ “Nước không chưn sao gọi nước đứng/ Cá không thờ sao gọi cá linh”. Và ông không quên bản thân mình mang danh “Tư Cá Linh”. Vậy là ông quyết định lấy bảng hiệu “Homestay Tư Cá Linh” nghe vừa độc đáo, vừa dễ nhớ. Độc đáo hơn nữa là cái bằng hiệu ông không đi mướn thợ và mà tự tay ông chẻ tre đóng thành bảng chữ “Homestay Tư Cá Linh” treo trước cổng nhà nhìn cho đúng chất cây nhà lá vườn luôn.
Sau khi được mấy anh trên tỉnh xuống chụp phong cảnh, bảng hiệu, cộng với vài lời quảng bá đưa lên một số phương tiện thông tin đại chúng thì một thời gian không lâu đã có khách tìm đến “Homestay Tư Cá Linh”. Thấy có những vị khách đầu tiên đến ông Tư vừa mừng vừa lo. Mừng là đã có người biết và đến với mình, còn lo là không biết khách có hài lòng hay không! Ông Tư ân cần hỏi khách, ăn có vừa miệng hay không? Chỗ nghĩ có thoải mái không? Nhìn khách bắt cá la ó, cười giỡn ... Ông Tư hỏi khách bắt cá, câu cá thấy thích không? Nghe những vị khách đầu tiên trả lời hài lòng mà ông mừng đến chảy nước mắt.
Rồi công ty du lịch lữ hành cũng biết và liên hệ đặt tour với ông. Có những người khách nước ngoài, thông qua thông dịch viên, ông Tư hỏi có hài lòng không? Khách đưa ngón tay cái lên cười “ok, ok”. Ông Tư cũng đi ngón tay cái lên “ok ok” cười vui theo khách.
Ông Tư Cá Linh năm đêm suy nghĩ, muốn thu hút khách, cho khách nhớ lâu thì phải làm sao có món ăn đặc trưng riêng ở chỗ mình. Thế là ông cùng bà Tư mãi mò nghiên cứu ra món gà nướng đất sét là sen, cá linh kho rệu, chuột đồng xào củ kiệu, khách ăn khen đáo để
Sự tiếp đãi ăn cần, chu đáo và độc đáo của “Homestay Tư Cá Linh” đã khiến cho nhiều vị khách cũ quay trở lại. Có người vui vẻ, thích thú thốt rằng:
- Tôi ghiền mấy món đặc sản của ông Tư quá chừng. Đặc biệt được ngủ “khách sạn ngàn sao” của ông Tư thì biết sức thú vị. Bởi máy điều hòa là gió mát trong lành của thiên nhiên hòa với hương sen thoang thoáng. Sáng mở của phòng ra là bát ngát sắc hồng tươi của những cánh sen phất phơ trước gió, thiệt đã gì đâu!
Ông Tư Cá Linh mừng vui bắt tay, vỗ vai khách độp độp. Ông quay ra ruộng sen nhìn du khách câu cá, hải sản, cười vui rộn rã. Tiếng cười của khách lồng lộng cả cánh đông, làm cho ông Từ cảm thấy sắc hồng sen đang bay lên rạng rỡ.
(In trong Văn nghệ Sóc Trăng, số 90 (4/2021))