Sóc Trăng: Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
     UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

     Mục đích của Kế hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm cụ thế hóa quan điếm, mục tiêu, định hướng, chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nghị quyết số 26/NQ-CP và Chương trình số 35-CTr/TƯ của Tỉnh ủy.

     Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương liên quan để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

     Kế hoạch 5 năm (đến năm 2025) hướng đến việc xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025; triển khai các chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nghị quyết số 26/NQ-CP và Chương trình số 35-CTr/TU của Tỉnh ủy Sóc Trăng.

     Cùng với đó, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong triển khai các nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp năng lực và khả năng huy động nguồn lực, bao gồm ngân sách nhà nước, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và các nguồn viện trợ phát triển…

     Kế hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung, giải pháp sau:

     Một là, về quản trị biển, quản lý vùng bờ. Theo đó, tiếp tục sắp xếp, đổi mới về tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển; nâng cao năng lực cán bộ quản lý về biển, hải đảo, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo ở địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các bên liên quan thông qua việc thực hiện công cụ, cơ chế điều phối cụ thể.

     Tạo hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển các mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, phát huy văn minh sinh thái biển, nâng cao năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh và hiệu quả đầu tư công trong các ngành kinh tế biển, vùng ven biến; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong phát triến bền vững kinh tế biển phù họp với chuẩn mực quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật vào quản lý tổng hợp về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

     Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển; trong đó trọng tâm là phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trên cơ sở Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tông thế khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của các quy hoạch…
Hai là, về phát triển kinh tế biển và ven biển

     Đối với nuôi trồng và khai thác hải sản, tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển theo hướng đa dạng về đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ vi sinh và bảo vệ môi trường nuôi bền vững. Ưu tiên, đẩy mạnh khai thác thủy, hải sản ở những vùng biển xa bờ theo hướng công nghiệp, gắn khai thác bền vững với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản. Điều chỉnh sản lượng khai thác và số lượng tàu thuyền khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy, hải sản trên vùng biển của tỉnh, đảm bảo hiệu quả, bền vững; trong đó, giảm nghề kéo lưới đáy và kiên quyết chấm dứt các hình thức đánh bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản. Hiện đại hóa công tác quản lý tàu cá, công tác bảo quản sản phẩm sau khai thác với công nghệ tiên tiến để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và phù hợp với quy định quốc tế…

     Về năng lượng tái tạo và những ngành kinh tế biển mới, tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện năng lượng mặt trời găn với bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển rừng và phát triến du lịch khu vực cửa sông, ven biển.

     Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất bãi bồi khu vực ven biển, khu vực biên. Hỗ trợ đầu tư các chương trình điều tra, nghiên cứu chế tạo thử nghiệm, xây dựng các mô hình điển hình trong sử dụng năng lượng tái tạo. Thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

     Về công nghiệp ven biển, tiếp tục triển khai thực hiện định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp Trần Đề.

     Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với thị trường khu vực trong và ngoài nước.

     Riêng du lịch và dịch vụ biển, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cho các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch tại huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Khai thác hiệu quả tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo; thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch biển với các loại hình như: Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn huyện Cù Lao Dung; du lịch sinh thái rừng ngập mặn khu vực huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu; khu du lịch sinh thái Hồ Bể, khu du lịch sinh thái Mỏ Ó...; duy trì, phát triển nâng tầm các lễ hội truyền thống (Lễ hội nghinh Ông, Lễ hội cúng phước biển); khai thác các giá trị văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer, người Hoa; phát triển mô hình du lịch cộng đồng…

     Ba là, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển. Cụ thể, đảm bảo cho người dân sinh sống, làm việc tại các xã đảo, vùng ven biển được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân; bao gồm: Củng cố mạng lưới y tế khu vực biển, đủ năng lực và phù hợp với đặc thù hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển, xã đảo; phát triển nguồn nhân lực về y tế đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển, xã đảo; trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, xã đảo để có thể tự bảo vệ sức khỏe, biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở y tế an toàn; thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về đảm bảo y tế cho hoạt động trên biển…

     Ngoài ra, Kế hoạch còn đưa ra các nội dung và giải pháp về khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; Về môi trường, ửng phó thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Đ.Nhân



Thông báo
Báo cáo - thống kê
Videos

 

lượt truy cập
  • Tất cả: 80423451

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sóc Trăng - Điện thoại: 0299.3822339 - Fax: 0299.3820473 - Email: phonghanhchinh-soctrang@chinhphu.vn
Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng
Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/9/2021.
Điện thoại Ban biên tập: 02993.626252 - Email: banbientap@soctrang.gov.vn
Địa chỉ: 56 Lê Duẩn - Phường 3 - Tp Sóc Trăng.
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.