• Sóc Trăng đẩy mạnh Bảo tồn và Phát huy giá trị trang phục truyền thống các Dân tộc Thiểu số

    Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại Sóc Trăng đang được đẩy mạnh. Tỉnh Sóc Trăng, nơi có ba dân tộc chủ yếu là Kinh, Khmer và Hoa, sở hữu một kho tàng trang phục truyền thống phong phú phục vụ các dịp lễ hội, cưới hỏi và đời sống thường nhật. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa bản địa mà còn tăng cường lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ bản sắc truyền thống của người dân.

     

  • Khảo sát các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Châu Thành

    Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

  • Ý nghĩa và giá trị của lễ giỗ tổ Hùng Vương

    Lễ Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm, đây là dịp để con cháu nhớ đến người tạo dựng đất nước và bày tỏ lòng tôn kính, tri ân với những công lao nhiều thế hệ đã dựng nên và bảo vệ đất nước.

  • Hội nghị Sơ kết 01 năm kết quả triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”

    Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” được Chính phủ triển khai nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nghệ nhân; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch của các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tỉnh Sóc Trăng.

  • Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia-Nghệ thuật sân khấu Rô Băm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng

    Nghệ thuật sân khấu Rô Băm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được cộng đồng người Khmer Nam Bộ gọi với tên khác là sân khấu kịch múa Rô Băm, hát Rằm hay hát Riêm Kê.  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng hồ sơ khoa học trình các cấp thẩm quyền xem xét và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL,  ngày 29/01/2019 công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề làm bánh pía của người Hoa ở Sóc Trăng

    Bánh Pía là một biểu tượng văn hóa ẩm thực của Sóc Trăng, là một món ăn đặc sản gắn liền với làng nghề thủ công truyền thống vùng Vũng Thơm. Các cơ sở, lò sản xuất bánh Pía Sóc Trăng đều là của người Hoa, với những đặc trưng văn hóa riêng của mình. Đi đến đâu, các danh hiệu này cũng làm nổi bật lên một niềm tự hào cho một vùng đất gần tận cùng đất nước. Trước khi loại bánh Trung Thu được xuất hiện trên thị trường thì bánh Pía là loại bánh gắn liền với Tết Trung Thu cổ truyền của người Việt. Các gia đình người dân Sóc Trăng chuẩn bị đón Tết Trung Thu bằng những chiếc bánh Pía, bánh In. Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày tết này. Hương vị ngọt đặc trưng của bánh Pía cùng với vị đắng của trà nóng là một cách thưởng thức đặc biệt trong ngày rằm tháng tám âm lịch.

  • Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghệ thuật múa Rom vong của người Khmer ở Sóc Trăng

    Múa Rom Vong của người Khmer ở Sóc Trăng, thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được cộng đồng các dân tộc Nam Bộ thường gọi với tên quen thuộc là múa Lâm Thôn hay múa vòng tròn.
    Người Khmer có câu nói ví von rất hay rằng: “Trẻ con Khmer biết múa, biết hát trước khi biết đọc, biết viết” hay "Người Khmer sinh ra đã biết múa", câu nói ấy đã chứng minh tầm ảnh hưởng rất lớn của nghệ thuật ca, múa, âm nhạc Khmer trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó có rất nhiều điệu múa như: múa Rom Vong, múa Lăm Leo, Saravan,… người Khmer gọi chung là múa dân gian. Cứ sau vụ mùa thu hoạch thắng lợi hay trong các dịp lễ hội truyền thống, tết cổ truyền, sinh hoạt cộng đồng,... thì múa hát là hoạt động không thể thiếu. Người Khmer quan niệm rằng nghệ thuật múa là sản phẩm văn hóa tinh thần vừa mang tính thiêng liêng, vừa là nhu cầu giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc. Ngoài ra, âm nhạc và múa hát là cầu nối giữa âm và dương, là sự thể hiện lòng tri ân đối với các đấn siêu nhiên đã ban cho họ sự sống cũng như thành quả trong lao động nuôi sống con người. 

  • Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer tỉnh Sóc Trăng - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

     Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian: "Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer Sóc Trăng". Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tiến hành thực hiện công tác bảo tồn, phát giá trị loại hình nghệ thuật này. Năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tọa đàm về chủ đề: "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  • Nhạc Ngũ Âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng

    Về mặt hình thức nhạc cụ, nhạc Ngũ Âm truyền thống của người Khmer là một dàn nhạc được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5 âm sắc riêng biệt: bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Trong đó, mỗi bộ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham gia tạo nên biên chế hoàn chỉnh của dàn nhạc Ngũ Âm truyền thống gồm 9 loại: Kèn Srolay Pinn Peat (Bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (Bộ mộc); Rôneat Đek (Bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chhưng (Bộ đồng); Trống Samphô, Trống Skô Thum (Bộ da).

  • Nghệ thuật sân khấu dù kê của người Khmer tỉnh Sóc Trăng

    Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian: "Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer Sóc Trăng".  

  1 

 

 

video
  • Phỏng vấn Trưởng tiểu ban Nội dung Ooc-om-boc 2024 (12/11/2024)
  • Phân bảng, phương thức thi đấu giải đua ghe Ngo 2024 (11/11/2024)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 61
  • Hôm nay: 221
  • Trong tuần: 6 064
  • Tất cả: 1113097
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ liên hệ: 50 Lê Duẩn, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 
Điện thoại: (02993) 821704 Fax: (02993) 825702 Email: sovhttdl@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet
Số: 03/GP-TTĐT ngày 13/01/2010 do Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.