Lượt xem: 1357
Tiếng ca chim sáo đã ngừng

Ngọc Phượng tên thật là Trần Thị Ngọc Phượng (1955),  quê quán Khánh Hưng – Sóc Trăng, nay là Thành Phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng. Trong nhiều năm, chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất sinh sống làm việc tại Sóc Trăng. Trước năm 1975 chị học Đại học Văn khoa ở Sài Gòn. Sau năm 1975, về công tác trong ngành văn học nghệ thuật thuộc tỉnh Hậu Giang. Năm 1993, Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng thành lập, chị là một trong những văn nghệ sĩ đầu tiên về công tác tại đây với nhiệm vụ biên tập viên cho Tạp chí văn nghệ và cho tỉnh Hội đến khi nghỉ hưu. Chị vừa mới qua đời ngày 25/3/2022. Có thể nói, Ngọc Phượng là một trong những nhà thơ gắn liền và có đóng góp với quá trình hình thành và sự nghiệp phát triển của Văn học nghệ thuật Sóc Trăng trong 30 năm qua. Nhà thơ Ngọc Phượng từng đạt giải thưởng văn học của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

         Ngoài hai tập truyện Nàng HêRátĐiệp khúc của dã tràng, Ngọc Phượng để lại trên đời hơn 80 bài thơ trong 3 tập: Bài ca chim sáo (in năm 1990 có 15 bài); thầm lặng (in năm 1992 có 21 bài); ai cúi nhặt trời xanh (in năm 2000 có 46 bài).  Tuy nhiên trong 82 bài thơ này có nhiều bài được chính Ngọc Phượng tuyển lại, tức là xuất hiện trong hai tập thơ và có bài xuất hiện trong cả ba tập thơ[1]. Thống kê kĩ, có 15 bài thơ được chính tay nhà thơ in lại trong ba tập thơ. Điều này có nghĩa đây là những bài lúc sinh thời chị rất ưng ý. Theo Trang web Hội nhà văn Việt Nam “Nhiều nhà phê bình văn học đánh giá trong làng thi ca khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thơ Ngọc Phượng đứng riêng một cõi”. Cõi riêng mà thơ Ngọc Phượng tạo ra chính là một góc nhìn tinh tế, quan niệm sống thiện lành, trong suốt về cuộc sống bằng một thứ ngôn ngữ thơ hiện đại, có phong cách riêng.

         Dấu ấn xuyên suốt trong ba tập thơ của Ngọc Phượng đọng lại trong lòng độc giả là một chữ tình yêu. Đó là tình yêu quê hương qua những địa danh quen thuộc (Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê, Sa Pa, ...); là tình yêu gia đình với những hạnh phúc và tan vỡ; là tình yêu thiên nhiên, cuốc sống với những cánh chim, cây lúa, cành hoa; và đặc biệt là tình yêu lứa đôi với nhiều cung bậc và biên độ; khi thì phơi bày qua cảnh thiên nhiên khi thì thâm trầm, ẩn sâu trong cảnh vật. Khi tình cảm hiển lộ phơi bày thì người đọc cảm nhận được: với những vùng đất, thơ Ngọc Phượng thường chọn một địa danh. Nơi địa danh đó, người con gái thấy lòng mình thay đổi bởi một người khác.

Em hát v ch huyn Compưsây

rừng thốt nốt đang vào thời hoa trái

suối rất đẹp giữa mùa xuân con gái

suối chảy đầy lòng thung

Gió trên ấy gió làm sao biết

đứng bên anh tím ngát một lưng đèo

xuống đồng bằng tình có mang theo

 

Xanh suốt ngàn thông reo

hoa tím quá cứ làm em bỡ ngỡ

anh lặng đứng ngắm chùm sim nở

chuyến xe qua

sương giá tự bao giờ

bước em về đường vắng mỏng như tơ

Em hát lời mây trắng

Nốt đàn gieo thơ em

 (Hát về ComPưSây)

            Trong sự giao cảm với thiên nhiên, cách thể hiện của Ngọc Phượng thường lặp lại công thức đồng nhất hình ảnh “em” - “thiên nhiên” tạo thành những ảnh giàu sức gợi. Tà áo em hoa vừa có nghĩa là tà áo em thêu hoa, áo em dính đầy hoa, hoặc tà áo em kết bằng hoa. Từ đó, những hình ảnh liên tưởng tiếp theo trở nên đa nghĩa và nhiều hướng.

Nghiêng mắt nhìn

Tà áo em hoa

Áo bay ngày xuân qua

Kỷ niệm ví như là chiếc bóng

Soi đáy hồ trăm năm

Tương tự như vậy ở hình ảng “lá tôi vàng”, lá tôi buồn.

Em hát ca là lúc

Em mệt mỏi và buồn

Lá tôi vàng

Ai cúi nhặt trời xanh?

Lá tôi buồn

Ai cúi nhặt tàn quanh?

Nhớ của xa ơi!

Tất cả lòng lành (Ai cúi nhặt trời xanh)

         Tình yêu trong thơ Ngọc Phượng thật lãng mạn nhưng đơn phương. Nhiều bài thơ liên quan đến tiếng đàn đều là những bài thơ tình đơn phương của người đàn bà. Phụ nữ yêu đơn phương không ồn ào, lộ liễu mà chỉ đơn giản lặng thầm ngắm nghía những ước mong từ đàn ông mình nhớ tưởng. Bài thơ duy nhất có trong cả ba tập thơ là "tiếng đàn anh", một cách đặt nhan đề đa nghĩa thường gặp trong thơ Ngọc Phượng. Đàn anh là đàn của anh, là nhóm người vai anh của em, chững chạc và lớn tuổi hơn em. Dù là âm thanh từ nhạc cụ hay chính con người anh cũng làm trái tim em xao xuyến. Lời thơ lấy cấu tứ “cái nắng” với rất nhiều cung bậc và đặc tính "ấm áp", "hanh vàng", "đượm". Ánh năng ấy đến từ một chàng trai xa lạ làm cho em như con chim ngơ ngác thu mình.

Chút ấm áp theo anh về

từ miền đất lạ

con chim đứng nép mình sau kẽ lá

một nghiêng nhìn bâng quơ

 nắng hanh vàng như tơ

cái nắng đượm của thu Hà Nội

một thoáng nhớ đi qua rất vội

giọt sương chìm hồ nước long lanh

         Và em say anh, nhớ anh, cảm anh nhưng không thể thổ lộ cùng anh. Tất cả chi tiết (sợi dây buông), trang phục (áo ấm), hành động (mười ngón bật) và một phần cơ thể anh (ngón tay người) đủ làm con sóng lòng em vỗ mãi:

tiếng đàn trong trẻo quá

chiếc áo ấm thm màu rêu đá

sợi dây buông

mười ngón bật thành lời

ngón tay người

ơi sóng v b em...

         Và câu thơ kết của bài thơ như một định luật tình yêu không thể phản chứng. Một lời khẳng định chắc nịch của một tâm hồn nhạy cảm, mong manh. Nốt nhạc chính là âm thanh của cuộc sống, là những xúc cảm yêu thương trong tình yêu, là những suy nghĩ sâu thẳm dành cho nhau, là phần tinh thần bên cạnh thể chất.

sẽ trôi vào lãng quên

nếu ta đến đời nhau không nốt nhạc

         Âm thanh tiếng đàn như một ám ảnh lớn trong thơ Ngọc Phượng. Một số bài thơ khác, hình ảnh âm thanh của đàn ghi ta cũng trở thành một yếu tố nhắc nhở con người (tiếng ghi ta chiều mưa ...khúc hát buồn hay trái tim anh?)

         Viết về gia đình, Ngọc Phượng chọn hình tượng những đứa trẻ và người vợ. Trong nhiều bài thơ, chị bộc lộ quan niệm người phụ nữ trong phận vợ chồng là người nhẫn nại và chờ đợi. Muốn giữ được lửa yêu thương thì phải biết đợi chờ, kiên nhẫn:

Cuối con đường vẫn lại em – anh

Là cái giá riêng đời em – biết đợi

Đêm nở vội một đài hoa mới

Vời vợi những vì sao

           Cái nhìn của đứa trẻ chính là những suy nghĩ trong sáng, thanh sạch và có giá trị thanh khiết nhất của đời con người. Như một tờ giấy trắng, tâm hồn của đứa trẻ sẽ khắc ghi những gì người lớn dạy, Từ khoảng sáng con nhìn, ba gieo vào mầm sống của con bao điều nhân ái thiện lương. Hình ảnh những đứa trẻ ngây thơ lương thiện trong thơ Ngọc Phượng xuất hiện rất nhiều: 46 lần trong 15 bài thơ có từ "con", chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong tất cả từ ngữ Phượng sử dụng.

Mỗi chuyến đi xa

con nhớ mảnh ruộng nhà

Mảnh ruộng bón mồ hôi ba trong từng gốc lúa

Mảnh ruộng st chia niềm trăn trở

Khi hạt giống vừa gieo

(hạt giống mang theo)

mơ ước của ba những lần suy nghĩ ...( Từ khoảng sáng con nhìn)

         Ngay cả chuyện ly hôn của người lớn, chị vẫn làm thơ bằng góc nhìn về quyền lợi và cảm xúc của đứa bé. Thơ Ngọc Phưọng ít kể, nhưng khi viết về con nít thì chị dùng trần thuật khá nhiều:

Trên mặt bàn mẫu giy nằm im

M cúi mặt

Ba quay nhìn một lúc

Mẹ có nhặt từng ô vuông hạnh phúc

Đthêu vào kỷ niệm thưở xưa xa (ly hôn)

         Thơ Phượng là những bài thơ hướng nội. Vì vậy, một mảng lớn trong sáng tác của chị là những bài thơ tìm chính bản thể của mình, con người mình, cái nét riêng của mình. Rất nhiều động từ “tìm”, “chất”, “giữ” đước ghép với hình ảnh em. Nhưng vì tìm trong cảm giác hướng nội nên cái có được nhiều khi là sự hụt hẫng, đợi chờ.

Tôi giữ làm gì ký ức riêng tôi

Hoa tím rụng vườn xưa cửa đóng

Chiều thịnh lắng mà lòng tôi biển động

Ngọn sầu đông ngả bóng qua thềm

Em chất bão giông trong mỗi bàn tay

Mười ngón vụng níu tàn phai em mất

Thi xuân sắc đi qua từng có thật

Em tìm em, chiêm nghiệm bóng mình. (lặng lẽ thời gian)

           Đọc thơ Phượng giống như “khượi mài” một vết thương bình thường sắp lành nhưng chưa thể ngủ yên, vẫn còn râm ran khó chịu. Không đụng đến nỗi buồn cũng chẳng sao, mà chạm đến nỗi đau cũng chằng làm cho nó tệ hơn. Nó cứ hiện diện thế đấy, bàng bạc thế đấy, không quá buồn mà thấy cứ hiu hiu. Đó là thơ của người đàn bà thất tình nhưng lại trí thức. Tình đơn phương thà như ung nhọt lớn lao, lấy dao giải phẫu kiểu chợ đời tôm cá giải quyết thì dễ, đằng này người đàn bà có học nhưng lỡ duyên yêu đơn phương và khổ một mình giống như vết thương đang liền da muốn khượi mài. Người đọc nhận ra điều đó có ở mình, thơ ngân lên dù chiều đã tắt, vọng âm trầm mà xoáy vào nhau.

         Từ tập thơ đầu tay, Bài ca chim sáo, người ta thấy rõ Ngọc Phượng có một phong cách thơ riêng: chất trong trẻo và đơn sơ nhưng rất có sức gợi. Giọng thơ con chịm sáo phương Nam mang trong mình điệu lời rất gọn ghẽ, nhúng nhường nhưng từng câu thơ có sức miêu tả và liên tưởng thật sâu và nhiều lớp. Bài ca Chim sáo ấy đã bay khắp các vùng miền tổ quốc, giờ đây đã lặng tiếng.

Huỳnh Vũ Lam


[1] Tiếng đàn anh.

Tuyển 15 bài thơ của Ngọc Phượng
 

tiếng đàn anh

 

Chút ấm áp theo anh về

từ miền đất lạ

con chim đứng nép mình sau k lá

một nghiêng nhìn bâng quơ

 

nng hanh vàng như

cái nắng đượm của thu Hà Nội

một thoáng nhớ đi qua rất vội

giọt sương chìm hồ nước long lanh

 

giọt sương tìm thăm thẳm đáy trời xanh

không gian lặng

tiếng đàn trong trẻo quá

chiếc áo ấm thm màu rêu đá

sợi dây buông

mười ngón bật thành lời

ngón tay người

ơi sóng v b em...

 

sẽ trôi vào lãng quên

nếu ta đến đời nhau không nốt nhạc

Tháng 12.86

khúc ca chiều

 

Tiếng ghita chiều mưa

giọt trong vắt chạm vào đáy cốc

ngựa gỗ mỏng trên đường

khúc hát buồn hay trái tim anh?

 

Cỏ trên đi tơ xanh

con chim nhỏ chuyền cành gọi nắng

sợi mỏng mảnh mùa thu nhẹ lng

nghe thương sao cái nắng quê mình

 

Ghita chiều lặng thinh

thang gác gỗ vắng rồi chân bước

ngựa gỗ móng trên đường

khúc hát buồn hay thơ em ?

 

Cỏ trên đi thm lạnh sương đêm

 

bài ca chim sáo

 

Em hát gì

chim sáo nhỏ xinh ơi

chiều nắng tắt kia rồi

tiếng tù và gợi lòng tôi nhớ quá

một sườn đi nở hoa

trời trong xanh tháng ba

 

Sa-ri-ka-keo

Chim sáo nhỏ

dây nhãn lồng đơm bông trắng ngõ

trắng như màu trăng non

 

Chim ghé tìm chùm quả con con

vừa ửng chín dưới làn sương mới

chim gọi gió và chim gọi nắng

mùa xuân em hay lộc biếc trên cành

 

tán lá râm chim tìm xây tổ

con kinh sâu dẫn nước lên đồng

Chim hát vì dòng sông

tin cậy gởi nguồn phù sa cho đất

 

Đt – bà mẹ có tấm lòng đôn hậu nhất

nên đi xa sông vẫn nhớ tìm v

Em hát gì chim sáo nhỏ xinh ơi!

 

với biển nha trang

 

Có thể là giấc mơ

từ thuở nhỏ

sóng xô triền biền biếc

em gắng đui một thời em mi miết

trăng theo đi

rồi trăng lại về tìm

 

Trong thăm thẳm lặng im

nghe gió cuốn qua bờ ký ức

người ở đó như chưa hề có thực

Nha Trang em

cát trắng níu chân ch ...

 

Có thể là giấc mơ

trong sách mở

tuổi em vừa mới lớn

không hẹn trước mà vầng trăng đến sớm

Bin dâng em màu bin biếc vô cùng

Nha Trang người

thầm một sợi tơ rung

Nha Trang người

nỗi nhớ ngút ngàn xanh

Đêm gọi sóng lời trăm năm đá hát

trăng khẽ động bóng nhòa trên mặt,  

cái núi nghiêng trông hàng lá ngủ ven đường

mai em về biển có m sương

 

Mai xa người gởi gió hàng dương

Nha Trang sóng

vọng bờ em

bin biếc...

Tháng 7.87

 

cao nguyên gió

 

Gió trên ấy gió làm sao biết

đứng bên anh tím ngát một lưng đèo

xuống đồng bằng tình có mang theo

 

Xanh suốt ngàn thông reo

hoa tím quá cứ làm em bỡ ngỡ

anh lặng đứng ngắm chùm sim nở

chuyến xe qua

sương giá tự bao giờ

bước em về đường vắng mỏng như

 

Tia nắng nhỏ khuất bên bờ xa tp

vòng quanh cây loang loáng một hồ buồn

nối dàn tràm...

đêm cao nguyên mưa

thiếu trong em tiếng trẻ chơi đùa

cao nguyên gió nửa đời se sắt nhớ

 

Qua góc phố

chiều mây pha ráng đỏ

bng nghe thèm cái gió ở trên cao

 

hát về compưsây

 

Em hát về chợ huyện Compưsây

Rừng thốt nốt đang vào thời hoa trái

Rt e ngi

bởi vì anh đã biết

như những điều hằng quen

như những điều anh vn nói cùng em

 

khi tiếng lục lạc xe bò rung lên lòng mình

Nỗi niềm thao thức

dưới làn sương ln khuất

chợ huyện đêm nào

ta bất chợt tìm nhau

không có ánh đèn màu

của một thành phố lớn

không có những con đường

xanh rợp bóng hoàng lim

chỉ có hàng cây im

nghe giọng hát của bầy chim nhớ tổ

Compưsây

khúc ca thời trung cổ ...

 

Em hát v ch huyn Compưsây

rừng thốt nốt đang vào thời hoa trái

suối rất đẹp giữa mùa xuân con gái

suối chảy đầy lòng thung

 

Bánh xe lăn

chiều xuống ở đầu phum

đường bụi đỏ nhòa đôi chân thiếu nữ

Compưsây

trái tim người xa xứ...

1980

 

 

từ khoảng sáng con nhìn

 

Những bông cúc vàng mùa xuân

Nng đẹp quá, như nụ cười trẻ nhỏ

Mặt trời vẽ dấu son hồng rạng rỡ

vào chân mây

tươi thm một tâm hồn

Mt ba hin

Sâu thẳm tình thương...

 

Cái mầm xanh đang vươn

Từ khoảng sáng con nhìn...

Sợi rễ mm bám tròn chân đất ướt

Sợi rễ ngoan ngậm dòng nước không rời

Mạch sống vừa sinh sôi...

 

Vì sao rẻ ôm chân đất ?

Con hồn nhiên hỏi ba

- Đt là má nuôi cây lúa lớn

cái mm kia là con của ba ...”

Mỗi chuyến đi xa

con nhớ mảnh ruộng nhà

Mảnh ruộng bón mồ hôi ba trong từng gốc lúa

Mảnh ruộng st chia niềm trăn trở

Khi hạt giống vừa gieo

(hạt giống mang theo)

mơ ước của ba những lần suy nghĩ ...

 

Bây giờ thì con hiu

câu hát nào xưa má hái đưa con :

quốc xa nhà... chim quốc nhớ quê hương

 Vng trán ba trầm tư nghiêng xuống

Nếp nhăn hồn trên làn da sạm nâu

(Nếp nhăn đánh dấu một đời ba nuôi con lam lũ)

Những nếp nhăn chỉ cho con rõ

Từ một cách nhìn...

Ht cơm con ăn

Áo quần con mặc

con tươm tt đến trường đùa giỡn tung tăng

- Cái mầm xanh

Ba nuôi dưỡng với tháng năm hy vọng con khôn lớn nhờ mồ hôi lao động

Nhớ ơn thầm từng vết chai tay

 

và hôm nay.

Từ khoảng sáng con nhìn, bát ngát

Mảnh ruộng nhà mùa hợp tác đầu tiên

Vng trán ba nghiêng ...

khoảng sáng đẹp ngời lên chí hướng

Sáng soi đường...

Con mạnh bước chân đi ...

 

ly hôn

 

Cậu học trò dễ thương

Sáng nay em vào lớp muộn

vẻ dỗi hờn

em lẳng lặng tìm tôi

 

Cậu bé nghịch ngợm ơi

một trưa hè theo tôi ra bãi biển

em nhặt được những đò chơi rất tuyệt

c nhiều màu

Sóng muốn ném xa đi

 

(Sóng hay làm chia ly)

Em vụt lớn trước bao điều bí mật

Bin hào phóng cho mùa hè bất tận

dải mây vàng – bờ cát – dấu chân em

 

 

Mai bay về cái tổ bình yên

chim nhỏ của tôi

vì sao em khóc

 

- Ai sẽ cm cành hng duy nhất

vào chiếc bình pha lê

Nếu như cô không về

ba mẹ không về

vì bận việc riêng

 

Trên mặt bàn mu giy nằm im

M cúi mặt

Ba quay nhìn một lúc

Mẹ có nhặt từng ô vuông hạnh phúc

Đ thêu vào kỷ niệm thuở xưa xa

 

Đêm dịu dàng nghiêng xuống đài hoa

Ba lại t bài ca chim sẻ

ru giấc ngủ của thời thơ trẻ

Mẹ lại ngồi bên võng khẽ đưa con ...

 

Cậu học trò dễ thương

Đôi mắt cậu ...

niềm cô đơn khép kín

Tôi không muốn dỗ dành em

Sớm mai xuân nng gii lụa qua thm

 

Sớm mai nào màu lá xanh thêm

tôi sẽ hái chùm hoa be bé

Dành tặng những ai được làm cha mẹ

có con thơ trên ngưỡng của cuộc đời

Tháng 1/ 86

 

 

Em và hoa

 

Em gởi gắm điều gì trong hoa

Gian phòng anh nắng lọc như ngà

Sớm mai nở ra màu cánh đỏ

– Em gởi trong hoa nụ cười

 

Nốt đàn nào buông lơi

Cửa quên khép và trời đầy gió

Bài ca anh mở ng

Em hát lời mây trắng

Chiều thả nắng đầy sân

Anh đâu hay mùa xuân

Nếu như em không đến

Gợi bao niềm yêu mến

Sắc đồng tiền

Đỏ thắm tình duyên

Nốt đàn gieo thơ em

Tổ chim sẻ ngoài hiên anh xúm xít

Nghiêng mắt nhìn

Tà áo em hoa

Áo bay ngày xuân qua

Kỷ niệm ví như là chiếc bóng

Soi đáy hồ trăm năm

 

Tình em

 

Anh hằng cám ơn những cánh hoa tươi

Trong chiếc lọ cắm trên bàn anh mỗi sáng

Những bông hoa thường nhật

Cái biểu tượng tuyệt vời

Em gợi về kỷ niệm chúng ta

 

Anh cảm ơn em – - người vợ biết lo xa

Lạng mỡ, trái cà, cơm rau đạm bạc

Những bữa ăn thường nhật

Em tính toán chi li chất dinh dưỡng

hàng ngày

Anh như người đi vay

Rất nặng lãi mọi điều ân nghĩa

Em buồn anh vì thế

Phải không em?

Em hiểu – Cuộc đời - Trái tim là cơn khát vọng khôn nguôi

 

Trái tim thầm, riêng, mỗi lứa đôi

Dẫu biết cũng chẳng làm sao hơn được

Thời gian tính đo chiều kim quay ngược

Em đâu hay định luật chung dành

 

Cuối con đường vẫn lại em – anh

Là cái giá riêng đời em – biết đợi

Đêm nở vội một đài hoa mới

Vời vợi những vì sao

 

Tự khúc

Xa lắc mùa thu trong mắt nai xưa

Sớm mai mưa Em mệt mỏi

Và buồn

 

Nhòa một nẻo đường sương

Qua muộn màng

Qua tàn lụi sắc hương

Chúa vẫn trẻ nghìn năm trên thánh giá

Chúa gởi gắm điều gì trong đá

Mà dấu định tội hình

 

Lại vô tình làm rỏ máu con tim

Em lắng nghe em khóc

Giọt nhức nhối giấu vào tâm thức

Em hát ca là lúc

Em mệt mỏi và buồn

 

 

Thầm lặng

 

Tôi giữ làm gì một mớ xương hoa

Kỷ niệm ép vào quyển vở

Còn vẹn nguyên nỗi nhớ

 

Tôi chờ người dưới mưa

Tôi đợi người trong nắng

Mùa thu màu trăng trắng

Cây sầu đông tỏa nhánh quanh đời

Bay về đâu phấn ơi

Cho tôi hứng ít tàn rơi bụi đỏ

Thả vèo theo gió

 Hiện nhà bên vắng tiếng ai rồi

 

Tôi giữ làm gì ký ức riêng tôi

Hoa tím rụng vườn xưa cửa đóng

Chiều thinh lắng mà lòng tôi biển động

Ngọn sầu đông ngả bóng qua thềm

 

Hoàng hôn hoa

 

Chiều xuống muộn rồi em

Sao chẳng chịu gom hoa

Để chúng ta còn kịp chuyến quay về

Giũ giũ tấm khăn san đượm sắc vàng của nắng

Quay ngoắt lại nhìn tôi

Nhoẽn cười không nói

Ánh mắt em muốn khơi gợi điều gì

Mà lấp lánh dưới rèm mi

 

Rất nhiều lần

Tôi muốn giục em

Chiều đã muộn rồi!

Cánh đồng hoa nham nhở bởi từng nhát dao cắt

Sóng sóng lá xanh cố vươn mình tội nghiệp

 

Em tha thẩn bước tìm

Nào hay đêm xuống vội

Nào hay tôi bực bội chờ em

Gợi tâm tình qua giả bộ hồn nhiên

Luyến mắt nhìn tôi

Em nghịch ngợm nhoẽn cười

 

Tản mạn thu

 

Nếu như em không hát được nữa

Hoài âm xưa

Và ký ức chỉ gợi lại nỗi buồn

Hoàng hôn tím sớm mai và trưa nắng

Em có còn thu?

Nắng ơi nắng tìm ru

Chân mù lạc lối Vòng khói xa rồi

Em thả theo gió một sợi tóc rối

Sợi tóc bay Sợi tóc bay suốt độ đường dài

- Ai nhặt giùm số phận sợi tóc ấy?

Sớm mai mưa

Bờ cát ướt

Lá chao cành nghe chuông gọi thu.

 

Ai cúi nhặt trời xanh ?

 

Không tìm nữa

Nụ cười và nước mắt

Một thời ta năm tháng ngỡ yên nằm

Ai cúi nhặt trời xanh ?

Ai cúi nhặt tàn quanh

Ai hát

Ai níu giữ mong manh sợi nắng”

Đêm dài lắm và ngày thì ngắn

Vọng trăm năm chưa suốt một ân tình

Đành hờ hững lặng thinh

Qua đời nhau cỏ đắm mù sương

Chiều lộng quá sao lời ca bỗng tím

Trên cành chia biệt

Lá tôi vàng

Ai cúi nhặt trời xanh?

Lá tôi buồn

Ai cúi nhặt tàn quanh?

Nhớ của xa ơi!

Tất cả lòng lành.

Huỳnh Vũ Lam

 

 

video
  • 10 SỰ KIỆN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TIÊU BIỂU NĂM 2023 (15/01/2024)
  • Biểu diễn giao lưu nhạc Qawwali Ấn Độ tại Sóc Trăng (14/08/2023)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 141
  • Hôm nay: 1893
  • Trong tuần: 9 259
  • Tất cả: 893721
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ liên hệ: 50 Lê Duẩn, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 
Điện thoại: (02993) 821704 Fax: (02993) 825702 Email: sovhttdl@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet
Số: 03/GP-TTĐT ngày 13/01/2010 do Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.