Sóc Trăng: 9 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh xuống giống được 327.825 ha lúa
9 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh xuống giống được 327.825 ha lúa, vượt 0,62% kế hoạch, giảm 6,1% so cùng kỳ; đã thu hoạch 315.549 ha, sản lượng 1,97 triệu tấn (tăng 8,85%), trong đó sản lượng lúa đặc sản 1,07 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 54,23% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh (cùng kỳ chiếm tỷ lệ 52,77%). Tình hình tiêu thụ lúa trong 6 tháng đầu năm tương đối thuận lợi, giá lúa tăng so cùng kỳ; tuy nhiên, trong quý III/2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá lúa hiện giảm mạnh so cùng kỳ.
Một số mô hình tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được duy trì. Trong đó, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ thực hiện được 07 mô hình với diện tích 107 ha; sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây lúa thực hiện được 07 mô hình với diện tích 331 ha, đối với cây ăn trái thực hiện được 434,41 ha; đã nhân rộng mô hình xây dựng vùng trồng cây thanh nhãn phục vụ xuất khẩu và được cấp 04 mã code với diện tích 20,4 ha. Tính đến nay, tỉnh đã duy trì được 454,9 ha sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP, 3.765 ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; đã cấp và duy trì 65 mã code với diện tích 473,7 ha cho các vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu của tỉnh (tăng 23 mã code, 73,7 ha so với cuối năm 2020).
 
Diện tích gieo trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày được 49.314 ha, đạt 85% kế hoạch, tăng 5,86% so cùng kỳ. Diện tích cây ăn trái hiện có 28.947 ha, đạt 99,8% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng, tình hình tiêu thụ một số loại rau màu và cây ăn trái còn khó khăn, bấp bênh, giá cả giảm mạnh so với cùng kỳ; trong đó, giá rau màu giảm từ 1.500-26.000 đồng/kg, giá cây ăn trái giảm từ 10.000-24.000 đồng/kg.
 
Tổng đàn gia súc có 203.162 con, đạt 76% kế hoạch, giảm 6,83% so cùng kỳ; trong đó, đàn trâu 2.622 con (tăng 3,64%), đàn bò 53.350 (giảm 0,34%), đàn heo 137.690 con (giảm 10,23%), đàn dê 9.500 con (tăng 10,47%). Đàn gia cầm 6,45 triệu con, đạt 80,63% kế hoạch, giảm 5,49%. Trong 9 tháng, xảy ra 04 ổ dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh; các ổ dịch đã được kịp thời khống chế, khoanh vùng xử lý, không để lây lan. Giá cả một số sản phẩm chăn nuôi giảm so cùng kỳ.
Toàn tỉnh thả nuôi được 66.930 ha thủy hải sản các loại, đạt 90,45% kế hoạch, tăng 4,46% so cùng kỳ; trong đó, diện tích tôm nước lợ 45.526 ha (tăng 3,89%). Tính đến nay, có 2.321 ha tôm bị thiệt hại, chiếm tỷ lệ 5,14% diện tích thả nuôi (tỷ lệ thiệt hại cùng kỳ là 7,03%). Ước tổng sản lượng thủy hải sản 9 tháng là 246.445 tấn, đạt 76,3% chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 9,42% so cùng kỳ. Hiện nay, các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn hoạt động, nhưng do chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nên tình hình tiêu thụ thủy sản tương đối chậm, giá tôm giảm từ 1.000-15.000 đồng/kg so với cùng kỳ.
 
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện. Trong 9 tháng, có thêm 04 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao. Luỹ kế đến nay, có 02/10 huyện, thị xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 54/80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 98,18% chỉ tiêu Nghị quyết), trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP tiếp tục được quan tâm thực hiện. Luỹ kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao đến 4 sao (trong đó, có 28 sản phẩm 4 sao, 111 sản phẩm 3 sao) và 01 sản phẩm (gạo ST 24) được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
 
Công tác phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu được quan tâm. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 142 vụ sạt lở đê cồn, bờ sông, bờ kênh, bờ biển, lộ đan với tổng chiều dài 52.345 mét; ảnh hưởng 235 căn nhà, 01 người chêt và 02 người bị thương nhẹ, làm đổ ngã 38,9 ha cây ăn trái, 13 cây xanh, 10 ha lúa. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 339,81 tỷ đồng. Khi xảy ra sự cố, tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các địa phương tổ chức thống kê thiệt hại, huy động lực lượng dọn dẹp hiện trường nhăm khắc phục tạm thời thiệt hại do sạt lở, mưa dông, lốc xoáy gây ra; đông thời, tỉnh đã chi hỗ trợ, khắc phục 229 căn nhà từ nguồn quỹ phòng, chống thiên tai với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng.
 
3 tháng cuối năm 2021, Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục theo dõi, chăm sóc và thu hoạch vụ lúa Hè thu, Thu đông 2021; đồng thời, xây dựng kế hoạch khuyến cáo thời vụ Đông xuân 2021-2022, cơ cấu mùa vụ sản xuất phù hợp với lợi thế của từng vùng. Hỗ trợ chuyến đối cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường. Duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như VietGAP, theo hướng hữu cơ,..nhằm nâng cao chất lượng lúa đặc sản, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu. Tiếp tục rà soát, tổng hợp diện tích, sản lượng các loại nông sản chuẩn bị thu hoạch của các địa phương trong tỉnh để hỗ trợ vận chuyển, kết nối cung cầu kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiêu thụ nông sản; đồng thời, bảo đảm các ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh tiếp tục phát triển, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.
 
Tiếp tục chủ động phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là tích cực thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng dịch, chăn nuôi an toàn; đồng thời triển khai các kế hoạch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao để tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật xuất, nhập tỉnh để đảm bảo các sản phẩm chăn nuôi được lưu thông thuận lợi trong và ngoài tỉnh.
Tiếp tục quản lý nuôi tôm nước lợ theo khung mùa vụ; thực hiện công tác quan trắc môi trường nước, cung cấp thông tin thời tiết để người dân biết và chủ động thực hiện. Đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả, khuyến cáo các giải pháp tổng hợp để phát triển đàn tôm còn trên đồng và đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm đảm bảo kế hoạch đã đề ra. Thực hiện nghiêm các quy định chống hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) trên địa bàn tỉnh.
 
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với Phong trào thi đua "Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới". Phấn đấu đến cuối năm 2021, thị xã Vĩnh Châu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có thêm 04 xã, nâng lũy kế đến nay có 58 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 04 xã, nâng lũy kế đến nay có 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Tập trung triển khai tốt công tác phòng, chống thiên tai, nhất là sạt lở bờ sông, bờ kênh nguy hiểm. Trong đó, tăng cường rà soát, kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao; tố chức gia cố, tôn cao các đoạn đê, bờ bao xung yếu thấp trũng, có nguy cơ tràn, sạt lở, vỡ đê gây thiệt hại sản xuất và ảnh hưởng môi trường dân sinh kinh tế; kịp thời thông báo và dự báo tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường để người dân biết, chủ động phòng, tránh trong mùa mưa.
 
T.P
 
Thông báo
Báo cáo - thống kê
Videos

 

lượt truy cập
  • Tất cả: 77683404

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sóc Trăng - Điện thoại: 0299.3822339 - Fax: 0299.3820473 - Email: phonghanhchinh-soctrang@chinhphu.vn
Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng
Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/9/2021.
Điện thoại Ban biên tập: 02993.626252 - Email: banbientap@soctrang.gov.vn
Địa chỉ: 56 Lê Duẩn - Phường 3 - Tp Sóc Trăng.
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.