Trần Đề: Quan tâm chăm lo đời sống đồng bào Khmer
           Trần Đề là một trong những địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Thời gian qua, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách cho đồng bào Khmer, tạo động lực để người dân phát triển kinh tế - xã hội. Những con đường lầy lội vùng sâu ngày trước giờ đây đã được thay bằng con đường nhựa nối liền giữa các ấp, thuận tiện cho việc đi lại, giao thương hàng hóa. Đặc biệt, những ngôi nhà kiên cố đã và đang mọc lên ngày càng nhiều, góp phần tạo điều kiện để người dân an cư.

          Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; hỗ trợ trực tiếp người dân nghèo vùng đặc biệt khó khăn; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ bảo hiểm y tế… Từ năm 2016 - 2019, tổng nguồn vốn Chương trình 135 được đầu tư trên địa bàn huyện Trần Đề trên 29 tỷ đồng. Kết quả thực hiện trên 27,8 tỷ đồng, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 20,5 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng trên 1,3 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo gần 6 tỷ đồng.

            Ngoài ra, được sự quan tâm của của các cấp, các ngành, huyện Trần Đề có 32.605 hộ có điện sinh hoạt, riêng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu là 15.708, đạt tỷ lệ 98,91%; có 224.281 người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Phối hợp với các đoàn công tác thiện nguyện tổ chức nhiều đoàn khám, chữa bệnh miễn phí ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình, chính sách dân tộc tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, hiệu quả từ các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông nông thôn… được quan tâm xây dựng, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng các mặt hàng nông sản của địa phương, thực hiện đúng lộ trình kế hoạch tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp; công tác giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt được những kết quả khả quan; mặt bằng dân trí được nâng lên, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân có nhiều chuyển biến; văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; công tác quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số từ huyện đến cơ sở luôn được quan tâm, chú trọng, hầu hết các ấp vùng đồng bào dân tộc đều có tổ chức Đảng, đảng viên người dân tộc. Đến nay, tổng số đảng viên toàn huyện là 2.806 người, trong đó người dân tộc thiểu số 1.073 đồng chí, chiếm tỷ lệ 38,24%.

Hệ thống đường giao thông nông thôn vùng bào dân tộc được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng. Ảnh: T.H

             Anh Dương Khương, ngụ ấp Hà Bô, xã Tài Văn (Trần Đề) chia sẻ: “Ngày trước đường sá đi lại rất khó khăn, nhờ được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nay mạng lưới giao thông gần như hoàn chỉnh. Các tuyến lộ trên địa bàn huyện rộng rãi nối liền các ấp, giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ được dễ dàng, giá trị nông sản của người dân cũng từ đó được nâng lên. Mặt khác, nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho người dân tộc nên đời sống người dân tộc phát triển hơn trước rất nhiều”.

             Đồng chí Danh Tấn Quyền - Phó phòng Dân Tộc huyện Trần Đề cho biết: “Những năm gần đây, thực hiện các chương trình của Trung ương và một số chính sách đặc thù của địa phương, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Khmer của huyện Trần Đề đã thay đổi rõ nét. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm, nhà ở ngày càng khang trang. Tại các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đã được đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nhiều công trình phúc lợi được quan tâm xây dựng. Trong sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến bộ mới. Đồng bào Khmer quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện.Trong thời gian tới, huyện Trần Đề tập trung phát triển kinh tế xã hội, triển khai và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Phát huy mọi nguồn lực, tinh thần tự lực tự cường, khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân; tranh thủ các nguồn, các chính sách của Trung ương, của tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo, đối tượng chính sách, các hộ sản xuất kinh doanh…”.

T.H



Thông báo
Báo cáo - thống kê
Videos

 

lượt truy cập
  • Tất cả: 78068160

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sóc Trăng - Điện thoại: 0299.3822339 - Fax: 0299.3820473 - Email: phonghanhchinh-soctrang@chinhphu.vn
Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng
Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/9/2021.
Điện thoại Ban biên tập: 02993.626252 - Email: banbientap@soctrang.gov.vn
Địa chỉ: 56 Lê Duẩn - Phường 3 - Tp Sóc Trăng.
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.