Lượt xem: 1260
Tọa đàm Giải pháp bảo đảm an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại cơ sở GDMN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế
27/04/2022
Vượt qua nhiều rào cản, tất cả các trường mầm non (MN) đã đưa trẻ trở lại trường, và cũng không vì Dịch Covid-19 mà làm mất đi nụ cười hồn nhiên của trẻ em sau nhiều tháng quanh quẩn trong nhà. Năm học 2021 - 2022 là năm học đặc biệt, Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, nhiều cuộc hội nghị - tọa đàm - tập huấn trực tuyến để hỗ trợ các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trong đó có buổi Tọa đàm “Giải pháp bảo đảm an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại cơ sở GDMN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế” được diễn ra chiều ngày 26/4/2022, kết nối 63 tỉnh thành và nhiều đơn vị huyện cũng được chia sẻ.
Buổi tọa đàm thật sự mang đến nhiều ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng giải pháp bảo đảm an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại cơ sở GDMN, cùng với sự chia sẻ của chuyên gia Quốc tế (Chuyên gia Nhật bản - Shopro, ông H. Kobayashi); Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và công nghệ - IRETD và các địa phương có nhiều kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dạy học an toàn trong bối cảnh mới với phương châm: Trường học, cơ sở kinh doanh vẫn mở cửa và thực hiện kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt; nhiều biện pháp, cách thức được đưa ra và được xem là hiệu quả như phòng chống lây lan từ người lớn xung quanh trẻ, chỉ đạo các nhà trường quy tắc “3 không: không bít kín, không tập trung, không tiếp xúc gần” và quy tắc “dịch tiết bọt bắn: Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, giữ im lặng”, trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp thì giáo viên làm việc ở nhà, soạn giáo án, làm giáo cụ và làm video đăng tải...Tuy nhiên đòi hỏi ý thức trách nhiệm của người dân phải cao, vì ý thức hôm nay chính là xây dựng tương lai;
Đối với các địa phương cũng chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm quý báu sau đợt bùng dịch, trong đó sự đồng thuận cao từ chính quyền địa phương, ngành y tế, giáo dục và toàn xã hội để mở cửa lại trường học và thực hiện bán trú là điều tốt nhất để trẻ em được đến trường một cách an toàn, kiểm soát được dịch bệnh và tiếp tục phòng chống dịch bệnh theo quy định ngành Y tế phù hợp trong tình hình mới.
Chủ trì buổi tọa đàm và kết luận của Thứ Trưởng Ngô Thị Minh đánh giá sự quyết tâm của bậc học MN để đưa trẻ trở lại trường đảm bảo an toàn, Thứ trưởng đã phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện bán trú là giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện huy động trẻ, hạn chế đi lại (do đưa rước nhiều lần trong ngày), hạn chế trẻ tiếp xúc bên ngoài nhiều, đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần khi trẻ được ở xuyên suốt 1 ngày trong trường. Tuy nhiên phụ huynh vẫn lo ngại, chưa đồng tình, theo nghiên cứu tỷ lệ trẻ bị nhiễm bệnh chỉ 12%, người lớn 66%, vì vậy việc tuyên truyền để phụ huynh thấu hiểu là phương cách hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt thực hiện tiêm ngừa vacxin cho trẻ 5 tuổi, việc đưa trẻ trở lại trường nhất là trẻ 5 tuổi là để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ đi học lớp một. Thứ trưởng còn nhắc nhở: Trường MN tiếp tục khắc phục nề nếp trở lại sau thời gian dài nghỉ dịch; thực hiện hiệu quả chương trình GDMN sau sửa đổi để chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình mới vào năm 2023; triển khai gói hỗ trợ tín dụng cho trường, nhóm lớp ngoài công lập sớm để kêu gọi người lao động quay trở về phục vụ trường lớp tư thục; tiếp tục nghiên cứu thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên; xây dựng mô hình điểm về trường học an toàn...
GDMN