• Đọc bài thơ "Qua thềm tháng Ba" của Hồ Trung Chính

    Hồ Trung Chính là nhà thơ của quê hương Sóc Trăng, nơi những con sông lặng lẽ trôi qua cánh đồng lúa vàng và những vườn cây trĩu quả để mang theo nét đẹp văn hoá đặc sắc. Tác phẩm của ông đã mang nét đẹp và những suy tư của người Việt Nam Bộ vào thế giới thi ca Việt Nam. Ông là người con của vùng đất Long Phú, nơi nắng ấm chan hòa, gió xuân lùa qua mái tóc, và mưa miền Nam thấm đẫm thềm nhà xưa cũ. Thơ ông như một dòng kênh xanh biếc, len lỏi giữa cõi mạng internet đầy rẫy những thị phi, sấp ngửa mà vẫn đong đầy chất trữ tình sâu lắng, giữ cho mình chất thâm trầm đáng nể của những vị cao niên 6x. Nhiều bạn đọc yêu thơ Hồ Trung Chính chủ yếu tương tác với tác giả trên trang facebook cá nhân của ông. Ở nơi ấy, nhiều bài thơ về thiên nhiên ông viết không chỉ là bức tranh phông nền của một vùng đất mà là miền nhớ miền thương, là nhịp đập hòa cùng những rung động tinh tế trong tâm hồn để giúp thi sĩ đi tìm một thế giới uyên nguyên trong thơ và trong cuộc sống. Bài thơ "Qua thềm tháng ba" là một trong những tác phẩm gần đây thể hiện rõ phong cách của ông.

  • Tết Nguyên Tiêu – Ngày Rằm đầu năm

    Tết Nguyên Tiêu, còn được gọi là Rằm tháng Giêng hay Tết Thượng Nguyên, là một lễ hội truyền thống đánh dấu rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Đối với người Việt, đây là dịp lễ quan trọng, nằm trong nhóm chín ngày lễ lớn của năm (gồm Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực, Tết Thanh Minh, Lễ Phật Đản, Tết Đoan Ngọ, Lễ Vu Lan, Tết Trung Thu và Tết Ông Táo). Vào Tết Nguyên Tiêu, các gia đình thường bày mâm cỗ cúng tổ tiên, dâng hương tại chùa; một số nơi còn rước các đoàn nghệ thuật dân gian về biểu diễn, tạo nên không khí sôi nổi, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

  • Tết nguyên đán của người Việt Nam_phần cuối: Những ngày tết

    Sau lễ giao thừa, mọi người đều đi ngủ. Hôm sau, người ta cũng chẳng dậy muộn. Người ta phải rửa ráy khá sớm để trông nom việc làm cơm cúng tổ tiên. Rồi sau đó, mọi người mặc áo quần đẹp nhất để đợi người khách đầu tiên. Tuy nhiên, ai cũng tránh là người khách đến thăm đầu tiên, vì như vậy họ sẽ chịu trách nhiệm tinh thần về mọi điều rủi ro có thể xảy tới cho gia đình này trong năm. Vì tuy đã cẩn thận tự mình xông đất nhà mình trong đêm giao thừa, nhưng người ta vẫn luôn luôn áy náy không rõ ai là người khách đầu tiên đến thăm trong năm. Vì chú trọng như vậy đến tính chất của kẻ đầu tiên đến chúc Tết, người ta luôn luôn thu xếp để người này là kẻ mang điểm tốt đến. (Nguyễn Văn Huyên)

  • Tết nguyên đán của người Việt Nam_phần 2: Ngày cuối năm và đón giao thừa

    Bài này trích trong cuốn "Hội hè, lễ tết của người Việt" của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Cuốn sách tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, nhưng những bài viết trong tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn – kém bay ít - nhiều.

     

  • Tết Nguyên đán của người Việt - phần 1. Thời gian khác biệt

    Bài này trích trong cuốn "Hội hè, lễ tết của người Việt" của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Cuốn sách tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, nhưng những bài viết trong tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn – kém bay ít - nhiều.

  • Giá trị của những địa điểm trong đời sống văn hóa, văn học và giáo dục

    Trong đời sống, có những địa danh đã tạo nên sự ảnh hưởng về giá trị lịch sử, văn hoá khi ghi dấu nhiều sự kiện sâu sắc đã từng diễn ra. Tuy nhiên, có những nơi, cùng mang đậm dấu ấn về văn hoá nhưng chưa được gọi tên, chỉ vì thời gian thay đổi, không còn đủ cứ liệu để đưa vào địa danh chính thức. Nói ấy người đời chỉ gọi là những địa điểm, hay địa chỉ văn hoá.

     

  • Chi hội Văn học Nghệ thuật Các dân tộc Thiểu số Việt Nam tỉnh Sóc Trăng - Những thành tựu qua 5 năm phát triển

    Chi hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Các Dân tộc Thiểu số (DTTS) tỉnh Sóc Trăng là tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp, nơi tập hợp những nghệ sĩ và nhà nghiên cứu đam mê văn hóa nghệ thuật dân tộc. Với 25 hội viên thuộc các dân tộc Kinh, Khmer, và Hoa, Chi hội tạo nên một môi trường đa dạng về bản sắc văn hóa, khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương và trên toàn quốc.

  • Lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer Nam Bộ - Nét đẹp của sự kham nhẫn và lòng bố thí

    Lễ hội dâng y Kathina là một trong những nghi lễ quan trọng và linh thiêng của Phật giáo Nam truyền (Theravāda), và đặc biệt, nó mang một ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ. Sau ba tháng an cư mùa mưa, lễ dâng y Kathina được tổ chức trong 1 tháng (từ ngày 16 tháng 9 đến 15 tháng 10 âm lịch hàng năm). Đây không chỉ là dịp để tín đồ Phật giáo thể hiện lòng thiện tâm, mà còn là biểu hiện cho sự đoàn kết và niềm vui phước đức lớn lao của cộng đồng Phật tử tại gia.

  • Sự khác biệt trong tư duy giữa phương Đông và phương Tây

    Khi nói đến tư duy và văn hóa, chúng ta thường nghe nhắc đến hai nền văn hóa lớn là phương Đông và phương Tây. Hai khu vực này không chỉ khác nhau về địa lý mà còn có sự khác biệt rõ rệt trong cách suy nghĩ, hành động và nhìn nhận thế giới xung quanh. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, chúng ta cần tìm hiểu sâu về những yếu tố hình thành nên tư duy của con người ở hai bên bán cầu.

  • Công nghiệp văn hóa – khả năng và ứng dụng

    Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện đại, ngành công nghiệp văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng không chỉ của quốc gia mà còn cho mỗi địa phương, khu vực. Đây không chỉ là lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế trực tiếp thông qua các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mà còn có thể tạo ra sức mạnh mềm, nâng cao hình ảnh và vị thế của địa phương trên nền quốc gia và trên trường quốc tế. Tỉnh Sóc Trăng, với sự đa dạng văn hóa và lịch sử trẻ trung năng động, có tiềm năng lớn trong việc ứng dụng và phát triển công nghiệp văn hóa để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế và xã hội của địa phương.  

  1 2 3 4 

 

 

video
  • Hoa kèn hồng (16/03/2025)
  • Sóc Trăng quê hương em (03/02/2025)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 33
  • Hôm nay: 1466
  • Trong tuần: 5 763
  • Tất cả: 1366376
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ liên hệ: 50 Lê Duẩn, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 
Điện thoại: (02993) 821704 Fax: (02993) 825702 Email: sovhttdl@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet
Số: 03/GP-TTĐT ngày 13/01/2010 do Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.