Lượt xem: 644
Thông tin dịch bệnh trên tôm vùng dự án huyện Cù Lao Dung từ 16/9 đến 20/9/2021
      Theo kết quả giám sát dịch bệnh tại các kênh cấp nước vào vùng nuôi tôm được thực hiện quan trắc tại 05 điểm kênh đầu nguồn cung cấp nước cho vùng nuôi tôm của huyện, tiến hành thu mẫu tôm ngoài tự nhiên gởi về phòng xét nghiệm để phân tích, cảnh báo đến người nuôi tôm đối với các bệnh đốm trắng (WSSV), hoại tử cơ (IMNV), hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), hoại tử gan - tụy cấp (AHPND) và bệnh vi bào tử trùng (EHP).
      Kết quả thu mẫu tại Cống số 5 ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam; Cống Rạch Đùi ấp An Quới, xã An Thạnh 3; Bến đò Rạch Ngay ấp Bình Danh A, xã An Thạnh 2; Bến đò Đường Ruồng - Bến Bạ ấp Lê Minh Châu, xã An Thạnh Đông; Bến đò Đại Ân 1, ấp Văn Sáu, xã Đại Ân 1, kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh.
 
      Qua kết quả giám sát tại 05 điểm kênh cấp nước vào vùng nuôi tôm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, cho thấy không có sự lưu hành của vi rút gây bệnh nguy hiểm trên tôm ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, với điều kiện mưa lớn kéo dài làm cho các yếu tố môi trường dễ bị biến động gây bất lợi cho tôm nuôi.
 
      Do đó trong điều kiện mưa nhiều như hiện nay, các hộ nuôi tôm cần tập trung quản lý diện tích tôm nuôi trên ao, đầm, đặc biệt là quản lý tốt yếu tố môi trường ao nuôi tránh biến động đột ngột gây bất lợi cho tôm nuôi.
 
 
      Người nuôi cần chủ động được nguồn nước cho quá trình nuôi tôm và giữ ổn định mực nước ao nuôi từ 1,2m – 1,4m. Ao nuôi có che lưới giảm nhiệt và tăng cường quạt nước để tránh phân tầng nhiệt độ, giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Trước khi xuất hiện các cơn mưa cần tiến hành rải vôi xung quanh bờ bao để hạn chế tình trạng rửa trôi phèn xuống ao nuôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Trong lúc trời đang mưa lớn phải xả bớt nước tầng mặt để tránh tình trạng độ mặn của ao nuôi giảm kết hợp với chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ gây sốc cho tôm nuôi. Sau khi mưa, tôm thường có hiện tượng nổi đầu là do các ao nuôi lâu năm ở vùng đất phèn hoặc có độ sâu mực nước thấp nên khi mưa lượng phèn trên bờ theo nước chảy vào ao làm giảm pH, tích tụ chất hữu cơ dưới đáy ao sinh khí độc H2S, NH3 làm tôm suy yếu phải nổi đầu lên mặt nước.
 
      Để khắc phục người nuôi tôm dùng vôi nông nghiệp CaCO3 với liều lượng 1 - 20 kg/1.000 m3 tạt đều khắp ao, khi kiểm tra pH, là đạt yêu cầu. Giảm lượng thức ăn từ 30-50% so với bình thường. Trong các cử cho ăn, nên bổ sung các men tiêu hóa, khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho tôm nuôi.
 
 
      Bên cạnh tăng cường quản lý các yếu tố môi trường trong ao như pH, nhiệt độ, kiềm, khí độc,... hạn chế thay đổi đột ngột gây bất lợi cho sức khỏe tôm tạo điều kiện cho dịch bệnh xảy ra. Do đó, hộ nuôi cần có dụng cụ hoặc thiết bị kiểm tra nhanh về chỉ tiêu môi trường. Thường xuyên kiểm tra màu sắc cơ thể tôm, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh.
Kim Ngân
THÔNG BÁO









VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH








  • Đang online: 67
  • Hôm nay: 1455
  • Trong tuần: 11 714
  • Trong tháng: 61 000
  • Tất cả: 1764399
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG - TỈNH SÓC TRĂNG

    Địa Chỉ: Ấp Phước Hòa B, Thị trấn Cù Lao Dung, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng
    Số điện thoại: 02993.860.314 Văn phòng HĐND & UBND  - Email: vphdndubnd.huyencld@soctrang.gov.vn
    Ghi Rõ Nguồn " UBND Huyện Cù Lao Dung " Khi Phát Hành Lại Thông Tin Từ Website Này.